Lần đầu tiên ghi hình bạch tuộc ở độ sâu 7.000m

Các nhà khoa học chụp ảnh bạch tuộc Dumbo bơi độ sâu lớn nhất từng ghi nhận dưới Ấn Độ Dương, vượt kỷ lục cũ gần 2.000 m.

Tiến sĩ Alan Jamieson, CEO công ty Armatus Oceanic, cùng nhóm nghiên cứu phát hiện bạch tuộc ở độ sâu kỷ lục dưới Rãnh Java, Ấn Độ Dương, BBC hôm nay đưa tin. Nghiên cứu mới thuộc dự án khám phá đại dương Five Deeps Expedition và đã xuất bản trên tạp chí Marine Biology. Jamieson hy vọng các phát hiện trong dự án có thể góp phần xỏa bỏ một số quan niệm sai lầm về những nơi sâu nhất của đại dương.

Lần đầu tiên ghi hình bạch tuộc ở độ sâu 7.000m
Bạch tuộc Dumbo bơi tới xem xét mồi nhử đặt trên thiết bị ghi hình. (Ảnh: BBC).

Các nhà khoa học ghi hình bạch tuộc nhờ Lander, loại thiết bị được thả từ tàu nghiên cứu, đáp xuống đáy biển và ghi hình những thứ đi ngang qua. Trong nghiên cứu mới, thiết bị ghi hình hai con bạch tuộc ở độ sâu 5.760 m và 6.957 m. Chiều dài cơ thể của chúng lần lượt là 43 cm và 35 cm. Chúng thuộc nhóm bạch tuộc Grimpoteuthis, còn gọi là bạch tuộc Dumbo do có vây nhô ra trên đầu giống với nhân vật voi biết bay Dumbo trong hoạt hình của Disney những năm 1940.

Trước đó, các nhà khoa học cũng tìm thấy trứng và dấu vết của bạch tuộc ở những độ sâu rất lớn. Tuy nhiên, độ sâu lớn nhất từng ghi hình bạch tuộc chỉ là 5.145 m. Đó là một bức ảnh đen trắng chụp tại Caribbean 50 năm trước.

Việc chụp ảnh bạch tuộc ở độ sâu kỷ lục tại Ấn Độ Dương chỉ ra, sinh vật này có thể tìm được nơi sinh sống tiềm năng ở ít nhất 99% diện tích đáy biển trên thế giới. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Jamieson, chúng chắc chắn cần một số cách thích nghi đặc biệt để sống dưới biển sâu như vậy.

"Bạch tuộc phải làm gì đó đặc biệt bên trong các tế bào. Bạn có thể hình dung tế bào giống như một quả bóng bay, có xu hướng vỡ tung dưới áp suất lớn. Vì vậy, tế bào cần điều chỉnh về mặt sinh hóa để duy trì hình dạng đó. Mọi sự thích nghi cần thiết để sống với áp suất lớn diễn ra ở cấp độ tế bào", Jamieson nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao một số rạn san hô đổi nhiều màu khi bị “căng thẳng”?

Vì sao một số rạn san hô đổi nhiều màu khi bị “căng thẳng”?

Thay vì bị tẩy trắng, một số san hô lại có xu hướng đổi nhiều màu khi biến động nhiệt độ đại dương. Đây là một bí ẩn mới đây các nhà khoa học cho rằng đã tìm ra nguyên do.

Đăng ngày: 28/05/2020
Loại sâu xuất hiện ở biển Vũng Tàu nguy hiểm thế nào?

Loại sâu xuất hiện ở biển Vũng Tàu nguy hiểm thế nào?

Loài giun lửa thuộc nhóm sinh vật nguy hiểm, có lớp lông tơ canxi chứa độc tố, gây kích ứng, tổn thương da, chúng ăn các loài ốc, ngao.

Đăng ngày: 26/05/2020
Loài tôm hùm tạo tiếng động vang xa tới tận 3km

Loài tôm hùm tạo tiếng động vang xa tới tận 3km

Tôm hùm gai châu Âu, một trong những loại hải sản đắt giá nhất thế giới, tạo ra tiếng động lớn nhằm giao tiếp với nhau hoặc xua đuổi động vật săn mồi.

Đăng ngày: 22/05/2020
“Ma cà rồng biển” hút khô máu con mồi

“Ma cà rồng biển” hút khô máu con mồi

Một ngư dân đã không tin nổi vào mắt mình khi phát hiện thấy quái vật hồ là một sinh vật hút máu hiếm hoi.

Đăng ngày: 18/05/2020
Đôla cát là gì? Bạn sẽ trở nên giàu có nếu sở hữu nhiều đôla cát?

Đôla cát là gì? Bạn sẽ trở nên giàu có nếu sở hữu nhiều đôla cát?

Thoạt nghe tên giống như loại phương thức mua bán từ xa xưa nhưng thực tế đó là tên gọi của một loài sinh vật biển với nhiều sự thật thú vị.

Đăng ngày: 16/05/2020
Phát hiện sinh vật biển sâu màu tím cực hiếm trôi dạt bờ biển Úc

Phát hiện sinh vật biển sâu màu tím cực hiếm trôi dạt bờ biển Úc

Một người phụ nữ đi dạo trên bãi biển phía nam Sydney, Úc, hết sức kinh ngạc khi phát một sinh vật lạ màu tím bị sóng đánh dạt vào bờ.

Đăng ngày: 14/05/2020
Bất ngờ phát hiện sinh vật biển kỳ quái

Bất ngờ phát hiện sinh vật biển kỳ quái "mọc răng" ở đuôi

Sinh vật có hình dạng kỳ quái này được cô gái tên Leah Dennison phát hiện ra khi đang đi dạo cùng chồng trên bãi biển.

Đăng ngày: 13/05/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News