Lần đầu tiên "sản xuất" được dây thần kinh nhân tạo

Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà nghiên cứu đã mô phỏng theo sự phức tạp của hệ thần kinh cảm giác của con người để tạo ra dây thần kinh nhân tạo có thể truyền được các thông tin cảm giác.

Tin vui này đến từ các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford (Mỹ) và Đại học Quốc gia Seoul.

Theo PGS.TS. Lee Tae-Woo, công trình này sử dụng các linh kiện điện tử thật nhỏ nhưng vô cùng linh hoạt. Khi chúng ta chạm vào, một cụm cảm biến sẽ chuyển đổi áp lực nhỏ bé này thành tín hiệu điện di chuyển dọc theo các tế bào thần kinh điện tử đến các transistor mô phỏng theo các khớp nối thần kinh của con người.


Sợi dây thần kinh nhân tạo được kết nối với các dây thần kinh vận động nơi chân con gián này đã làm cho nó co cơ.

Hệ thống thiết bị này có thể phân biệt được các mức độ cảm giác khác nhau một cách chính xác bằng cách xác định các điểm chịu áp lực tương ứng với các ký tự khác nhau như trong hệ thống chữ nổi Braille. Thậm chí khi được kết nối với các dây thần kinh vận động của chân một con gián, chỉ với một áp lực nhỏ nhất cũng làm cho con côn trùng này phản xạ gây co cơ bắp!

Các nhà nghiên cứu cho biết, hệ thần kinh nhân tạo này đang còn được cải thiện và chỉ vài năm nữa thôi, sẽ làm cho các cánh tay và chân giả có được cảm giác. Dẫu hiện đang chỉ mới là bước đầu, nhưng chương trình sẽ được tiếp tục với việc chế tác một làn da nhân tạo nhằm bao bọc lấy các đầu tay chân giả hoặc thậm chí bao bọc cho cả các robot.


PGS.TS. Lee Tae-Woo, Đại học Quốc gia Seoul.

Họ cũng lưu ý rằng da là một hệ thống sinh học với độ phức tạp không được đánh giá thấp, vì nhờ có sự giao thoa với não, cả hai đều tham gia vào việc phát hiện cảm thụ và đưa ra quyết định xử lý.

Đây quả là một tin vui cho những ai phải mang chân tay giả, vì rồi đây những chân tay giả của họ sẽ sớm có được cảm giác mỗi khi nhận được sự tiếp xúc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Điểm danh những loại virus nguy hiểm nhất hành tinh

Điểm danh những loại virus nguy hiểm nhất hành tinh

Bên cạnh các virus "tử thần" như sars, ebola, hiv... vẫn còn những virus không hề kém cạnh về mức độ nguy hiểm đối với con người.

Đăng ngày: 20/02/2025
Điểm danh các loại ảo ảnh thị giác lừa đảo bộ não

Điểm danh các loại ảo ảnh thị giác lừa đảo bộ não

Ảo ảnh thị giác (Optical Illusions) vẫn được biết đến là những hình ảnh đánh lừa đôi mắt. Nhưng thực chất chúng mang một ý nghĩa khác, đó là những hình ảnh được não bộ “tiên đoán”.

Đăng ngày: 19/02/2025
Loại cá là

Loại cá là "thuốc" bổ phổi, rất tốt cho sức khỏe phụ nữ

Theo các sách cổ, cá chép bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù, thông sữa, chữa ho, lở loét..., là một trong những thực phẩm bổ dưỡng cho thai phụ. Do lợi tiểu, tiêu phù nên cá chép còn được dùng trong nhiều bệnh khác như gan, thận.

Đăng ngày: 18/02/2025
Những điều cần biết về thụ tinh trong ống nghiệm

Những điều cần biết về thụ tinh trong ống nghiệm

Kể từ khi ra đời, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) luôn là chỗ bám víu cuối cùng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn muốn sinh em bé, khi tất cả các giải pháp hỗ trợ khác đều cúi đầu chào thua.

Đăng ngày: 14/02/2025
Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?

Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?

Có những điều kiêng kị và điều nên làm trong ngày mùng 1 tết đã trở thành phong tục lâu đời của người Việt Nam để mang lại may mắn và tránh điều xui xẻo trong một năm mới.

Đăng ngày: 11/02/2025
Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa

Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa

Tết đang đến gần, không khí xuân ấm áp lan tỏa khắp nơi. Đây cũng là thời điểm nhà nhà chuẩn bị sửa sang, mua sắm những vật dụng cần thiết để chờ đón giao thừa.

Đăng ngày: 10/02/2025
Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?

Mâm cơm cúng tất niên không cần quá cầu kỳ, chủ yếu thể hiện được tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua.

Đăng ngày: 10/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News