Linh dương thoát chết khỏi trăn dữ nhờ "vị cứu tinh" không ngờ
Con thú may mắn thoát chết nhờ sự tranh chấp giữa 2 kẻ săn mồi đáng sợ ở Châu Phi.
Thiên nhiên hoang dã luôn tràn ngập những điều thú vị. Ngay cả khi bị rơi vào tay thú dữ, những sinh linh nhỏ bé trong nhiều tình huống, vẫn có cơ hội sống sót.
Một đoạn video được ghi lại ở Công viên Quốc gia Kruger (Nam Phi) cho thấy khoảnh khắc đầy may mắn của một con linh dương thoát khỏi vòng vây của trăn dữ. Càng thú vị hơn khi "vị cứu tinh" của nó cũng là một kẻ săn mồi đáng sợ tại Châu Phi.
Đoạn video bắt đầu với cảnh con linh dương Impala đang bị siết chặt bởi một con trăn Nam Phi, và gần như không thể giãy dụa. Nếu như không có bất kỳ sự can thiệp nào, linh dương chắc chắn sẽ bỏ mạng trước tay "kẻ săn mồi" máu lạnh.
Thế nhưng, tiếng kêu báo động của những con linh dương còn lại trong đàn đã thu hút sự chú ý của một con linh cẩu gần đó. Linh cẩu lặng lẽ tiến đến, và như thường lệ, nó sẵn sàng để cướp lấy con mồi từ tay kẻ đi săn khác.
Tuy nhiên lần này, may mắn lại đứng về phía linh dương. Sự góp mặt của "kẻ thứ 3" đã đánh thức bản năng tự vệ của trăn. Trong giây lát, nó nới lỏng các vòng siết khỏi con mồi, và hướng đầu về phía "mối đe dọa" mới xuất hiện.
Chỉ chờ có thế, linh dương bật tung khỏi mặt đất để thoát khỏi vòng vây của trăn dữ, rồi nhanh chân "chạy mất hút" khi 2 kẻ săn mồi còn chưa hết bối rối.
Linh cẩu tình cờ "giải cứu" linh dương khỏi trăn dữ.
Trên thực tế, có khá nhiều trường hợp linh cẩu bất đắc dĩ trở thành cứu tinh của những con vật xấu số, khi chúng bị bắt giữ bởi những kẻ săn mồi khác. Điều này xảy ra vì bản tính tinh ranh và liều lĩnh của linh cẩu, khiến chúng không thể chờ đợi tới khi "cuộc chiến" hạ màn, mà luôn sẵn sàng để lao vào cướp con mồi.
Thế nhưng, không thể phủ nhận rằng linh cẩu luôn là mối đe dọa thường trực trên thảo nguyên với các loài động vật khác. Khi đụng độ với chúng, đa số các loài thú sẽ có xu hướng e dè rút lui để bảo toàn tính mạng.
Các nhà nghiên cứu động vật vẫn chưa thể tìm ra giới hạn trí thông minh của linh cẩu, bởi chúng sống trong một xã hội riêng, và có những quy tắc phức tạp. Chúng thậm chí được đánh giá là thông minh bậc nhất trên thảo nguyên, hơn cả các loài ăn thịt khác, như sư tử, báo hoa mai.
Linh cẩu thể hiện điều này bằng cách thường xuyên đi sau các loài săn mồi kể trên, rồi kiên nhẫn chờ đợi và cướp lấy thức ăn để sinh tồn. Trong các cuộc đụng độ với kẻ địch, linh cẩu hiếm khi bị bỏ mạng bởi bản tính liều lĩnh, hàm răng sắc nhọn và áp đảo đối phương về quân số.
Ngoài ra, linh cẩu cũng có một số khả năng đặc biệt như biết theo dõi và lợi dụng động vật ăn xác chết như kền kền để xác định vị trí của những cuộc đi săn thành công.

Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay
Thế giới động vật hiện nay được chia thành 6 lớp cơ bản, gồm có đơn giản nhất là lớp không xương sống và phức tạp nhất là lớp động vật có vú.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Lạ lùng loài cá được tìm thấy ở Nam Cực: Có máu màu trắng, sẽ chết nếu nhiệt độ vượt quá 5 độ
Các nhà khoa học cho biết, loài cá băng ở Nam Cực này chỉ có thể sống được trong môi trường nước lạnh không thể vượt quá 5 độ C.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?
