Lộ 3 “quái vật đỏ” đánh đổ quy luật tiến hóa vũ trụ

Những lý thuyết quen thuộc về vũ trụ sơ khai có thể phải viết lại vì những "quái vật đỏ" siêu kính viễn vọng của NASA vừa chụp được.

Theo Live Science, siêu kính viễn vọng James Webb do NASA phát triển và đồng điều hành với ESA và CSA (cơ quan vũ trụ của châu Âu và Canada) vừa chụp được 3 thiên hà quái vật "lẽ ra không nên tồn tại".

Theo lý thuyết Vụ nổ Big Bang, là mô hình vũ trụ học được chấp nhận rộng rãi, vũ trụ của chúng ta đã bắt đầu 13,8 tỉ năm trước.

Nó đã mất một thời gian dài để hình thành các hạt hạ nguyên tử, rồi mới tới nguyên tử và những đám mây nguyên tử, nơi các ngôi sao và thiên hà đầu tiên ra đời.


Ba "quái vật đỏ" lẽ ra không nên tồn tại vừa được phát hiện - (Ảnh: NASA/ESA/CSA/ĐẠI HỌC COLORADO BOULDER).

Theo mô hình này và các lý thuyết tiếp nối, mọi thứ trong vũ trụ sơ khai đều đơn điệu và phát triển chậm chạp theo từng nấc thang.

Trong đó, các thiên hà đầu tiên tồn tại trong thời kỳ Bình minh vũ trụ - 1 tỉ năm hậu Big Bang - rất bé nhỏ và sơ khai. Chúng chỉ lớn lên dần trong hàng tỉ năm tiếp theo nhờ sự hình thành sao, va chạm và sáp nhập.

Ba "quái vật đỏ" vừa lộ diện lại cho thấy điều ngược lại.

Công bố nghiên cứu trên tạp chí khoa học Nature, một nhóm nghiên cứu quốc tế cho biết 3 "quái vật đỏ" này là 3 thiên hà có khối lượng gấp 100 tỉ lần Mặt trời và được chụp trong vùng không gian 12,8 tỉ năm trước.

Chúng thuộc về lứa thiên hà đầu tiên của thời kỳ Bình minh vũ trụ và mới chỉ vài trăm triệu năm tuổi, nếu xét theo các lý thuyết cơ bản nói trên.

Khối lượng này xấp xỉ thiên hà Milky Way (Ngân Hà) của chúng ta, thứ đã trải qua hơn 13 tỉ năm lớn lên và sáp nhập với ít nhất 20 thiên hà khác.

Vì vậy, khối lượng của 3 thiên hà quái vật này gần như hoàn toàn vô lý: Nếu xét theo các mô hình cơ bản, chúng không thể đủ thời gian lẫn vật liệu để trở nên to lớn như thế.

"Nhiều quy luật trong quá trình tiến hóa của thiên hà có xu hướng đưa ra một giới hạn tốc độ; nhưng bằng cách nào đó, những quái vật đỏ này dường như đã vượt qua hết các rào cản" - đồng tác giả Stijn Wuyts từ Đại học Bath (Anh), cho biết.

Quan điểm thông thường của các nhà thiên văn học là các thiên hà hình thành bên trong các quầng vật chất tối khổng lồ, có lực hấp dẫn mạnh hút các vật chất thông thường như khí và bụi vào bên trong trước khi nén chúng lại để hình thành các ngôi sao.

Họ cũng cho rằng chỉ 20% khí rơi vào trở thành sao. Ba thiên hà nói trên đã đảo lộn quan điểm này, bởi chúng chỉ có thể tồn tại khi 80% khí rơi vào trở thành sao.

"Những kết quả này chỉ ra rằng các thiên hà trong vũ trụ sơ khai có thể hình thành các ngôi sao với hiệu quả không ngờ" - tác giả chính Mengyuan Xiao từ Đại học Geneva (Thụy Sĩ), nói với Live Science.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Heliosphere: Người bảo vệ vô hình của Hệ Mặt trời!

Heliosphere: Người bảo vệ vô hình của Hệ Mặt trời!

Ẩn mình sau ánh sáng rực rỡ của Mặt trời, Hệ Mặt trời của chúng ta được bao bọc bởi một lá chắn vô hình nhưng mạnh mẽ được gọi là Heliosphere (thái dương quyển, nhật quyển).

Đăng ngày: 30/05/2025
Phát hiện siêu Trái đất kim cương có khả năng “tái sinh”

Phát hiện siêu Trái đất kim cương có khả năng “tái sinh”

Nhờ kính viễn vọng James Webb, các nhà thiên văn học phát hiện hành tinh dung nham nóng rực cấu tạo từ kim cương phát triển khí quyển thứ hai sau khi sao chủ phá hủy khí quyển ban đầu.

Đăng ngày: 30/05/2025
Có thể bạn chưa biết: Mặt trời đốt cháy tới 4,27 triệu tấn vật chất mỗi giây

Có thể bạn chưa biết: Mặt trời đốt cháy tới 4,27 triệu tấn vật chất mỗi giây

Mặt Trời là nguồn cung cấp ánh sáng, nhiệt lượng và năng lượng cho hành tinh của chúng ta cũng như toàn bộ Hệ Mặt Trời.

Đăng ngày: 29/05/2025
Tiết lộ mới gây choáng ngợp về

Tiết lộ mới gây choáng ngợp về "hành tinh thứ 9" làm bằng vàng

Bản đồ chi tiết nhất về hành tinh thứ 9 nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc vừa được công bố trong một nghiên cứu đăng tải trên Journal of Geophysical Research: Planets.

Đăng ngày: 29/05/2025
Lần đầu tiên phát hiện hố thiên thạch đâm trên đỉnh núi

Lần đầu tiên phát hiện hố thiên thạch đâm trên đỉnh núi

Các nhà khoa học Trung Quốc tìm thấy hố thiên thạch đỉnh núi đầu tiên trên thế giới, đường kính 1.400m, ở khu vực đông bắc nước này.

Đăng ngày: 28/05/2025
Luna-25 của Nga phóng sau gần 1 tháng nhưng đến trước tàu Ấn Độ 2 ngày?

Luna-25 của Nga phóng sau gần 1 tháng nhưng đến trước tàu Ấn Độ 2 ngày?

Dù được phóng sau tàu Chandrayaan-3 của Ấn Độ gần 1 tháng, nhưng tàu Luna-25 của Nga có thể sẽ bay đến đích là cực nam của Mặt Trăng sớm hơn 2 ngày.

Đăng ngày: 27/05/2025
Nghiên cứu mới hồi sinh tiềm năng cho động cơ warp, giúp du hành vũ trụ nhanh hơn vận tốc ánh sáng

Nghiên cứu mới hồi sinh tiềm năng cho động cơ warp, giúp du hành vũ trụ nhanh hơn vận tốc ánh sáng

Báo cáo học chỉ ra một phiên bản mới của động cơ warp, không sử dụng những vật chất mà khoa học chưa thể "chỉ mặt đặt tên".

Đăng ngày: 26/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News