Loài cá lớn nhất hành tinh có thể nhìn rõ trong bóng tối
Cá mập voi thường bơi gần mặt biển để ăn sinh vật phù du, nhưng chúng cũng lặn xuống vùng nước sâu ở độ sâu gần 2.000m và phần lớn các đặc tính sinh học của chúng vẫn là bí ẩn đối với con người.
Theo một nghiên cứu mới của nhóm các nhà khoa học Nhật Bản, cá nhám voi (cá mập voi) - loài cá lớn nhất hành tinh, có thể nhìn thấy rõ dù ở môi trường biển sâu tăm tối do một đột biến ở võng mạc của chúng.
Một chú cá mập voi bơi ở ngoài khơi bờ biển thành phố Nice, Pháp. (Ảnh: AFP/TTXVN).
Đột biến này cũng là nguyên nhân dẫn đến quáng gà, hay còn gọi là chứng mù đêm, ở con người. Đây là một loại suy giảm thị lực nhiều người gặp phải vào ban đêm hoặc trong môi trường thiếu ánh sáng.
Nghiên cứu cho biết đột biến gene trong mắt cá mập voi kích hoạt các sắc tố thị giác cảm nhận ánh sáng xanh - màu duy nhất chiếu xuống biển sâu, dựa trên sự thay đổi nhiệt độ.
Cá mập voi thường bơi gần mặt biển để ăn sinh vật phù du, nhưng chúng cũng lặn xuống vùng nước sâu ở độ sâu gần 2.000m và phần lớn các đặc tính sinh học của chúng vẫn là bí ẩn đối với con người.
Để hiểu rõ hơn về cách các sinh vật có thể nhìn thấy ở cả vùng nước sáng trên bề mặt lẫn môi trường tối của biển sâu, các nhà nghiên cứu đã tập trung phân tích rhodopsin - một loại protein trong võng mạc của mắt cho phép nhìn trong môi trường thiếu sáng.
Họ phát hiện ra rằng protein rhodopsin - thường nhạy với ánh sáng xanh lục, đã đột biến ở cá mập voi để trở nên nhạy hơn với ánh sáng xanh lam.
Sự thay đổi trong thành phần amino acid này giúp cá mập voi quan sát tốt hơn trong môi trường thiếu ánh sáng ở đáy biển, song thay đổi tương tự ở người lại dẫn đến chứng quáng gà.
Giáo sư tại Viện Di truyền Quốc gia Shigehiro Kuraku - nhà khoa học tham gia nghiên cứu cho biết tuy rhodopsin ở cá mập voi bị phân hủy khi tiếp xúc với nhiệt, nhưng vẫn hoạt động hiệu quả trong vùng nước lạnh của biển sâu.
Các sắc tố cảm nhận ánh sáng xanh của cá mập voi thích ứng theo nhiệt độ.
Nghiên cứu do các nhà khoa học của Viện Di truyền Quốc gia, Đại học Osaka Metropolitan, Quỹ Okinawa Churashima và Trung tâm nghiên cứu Động lực Hệ sinh học RIKEN thực hiện, được công bố trên tạp chí của Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia.

Phát hiện mực vây lớn khổng lồ cực hiếm dưới biển sâu
Chiếc tàu ngầm của Schmidt Ocean đang thăm dò “Thành phố mất tích" dưới biển sâu Đại Tây Dương thì phát hiện ra một sinh vật kỳ lạ.

Cậu bé nhặt được hòn đá lạ, tưởng là bỏ đi mà hóa "kho báu" 1,1 tỷ đồng
Cậu bé Charlie Naysmith bị ấn tượng bởi hòn đá nhẹ hơn bình thường khi đi dạo biển và quyết định mang nó về. Không ngờ, thứ cậu nhặt được là thứ có trị giá tới hơn 1,1 tỷ đồng.

Khoảnh khắc cặp cá voi xám bị 30 con cá voi sát thủ tấn công
Evan Brodsky đã sử dụng máy bay không người lái ghi lại hình ảnh cặp cá voi xám bị 30 con cá voi sát thủ tấn công ngoài khơi bờ biển California, Mỹ.

Cá nhà táng khổng lồ tự dạt vào bờ biển, chết ở Bali
Các chuyên gia động vật Indonesia vào ngày 6/4 đang chuẩn bị khám nghiệm xác một con cá nhà táng dài 18 m dạt vào bãi biển ở Bali.

Phát hiện loài cá ở nơi sâu nhất, tương đương bị 1.600 con voi đè lên
Các nhà khoa học đã quay được cảnh con cá ốc thuộc chi Pseudoliparis bơi ở độ sâu chưa từng thấy trong đại dương, cách mặt biển 8.336m.

Cá voi sát thủ được trả tự do sau 50 năm giam cầm
Sau 5 thập kỷ sống trong bể thủy cung, cá voi sát thủ Lolita được trở về tự nhiên sẽ trải qua quãng đời còn lại giữa Thái Bình Dương.
