Loài ếch sẽ tuyệt chủng vì bị thuốc trừ sâu làm "chuyển giới"?

Các nhà nghiên cứu Anh và Thụy Điển cảnh báo thuốc trừ sâu có thể xóa sổ loài ếch khi gây mất cân bằng giới tính và loại bỏ khả năng sinh sản của chúng.

Trước đó, các nhà khoa học Đức ghi nhận thuốc trừ sâu làm giảm 75% số lượng côn trùng trong khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia của nước này. Chuỗi thức ăn vì vậy bị ảnh hưởng, dẫn đến sự biến mất của nhiều loài chim ở vùng nông thôn châu Âu.


Khả năng sinh sản của ếch bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan - (Ảnh: Getty Images).

Để kiểm chứng trên động vật lưỡng cư, TS Cecilia Berg chuyên ngành độc học và sinh vật tại ĐH Uppsala, Thụy Điển cùng nhóm nghiên cứu trong nước và Anh quốc tiến hành khảo sát tác động của chất Linuron (thuốc diệt cỏ khi trồng khoai tây) trên ếch móng vuốt Tây Phi.

Nòng nọc ếch móng vuốt Nam Phi được thả vào phòng thí nghiệm có nồng độ thuốc trừ sâu tương đương trong môi trường tự nhiên và được theo dõi suốt vòng đời. Các nhà khoa học phát hiện nòng nọc chủ yếu phát triển buồng trứng hơn là hình thành tinh hoàn.

Nhóm cho rằng đó là do Linuron gây gián đoạn nội tiết hoặc bẻ gãy hormone, cản trở sản xuất testosterone.

Chất này không chỉ làm giảm khả năng sinh sản của ếch đực mà còn thay đổi đáng kể tỉ lệ giới tính của nòng nọc. Điều này khiến các nhà khoa học lo ngại loài vật này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

"Kết quả cho thấy thuốc trừ sâu có cơ chế tổn thương vĩnh viễn như làm giảm khả năng sinh sản ở ếch", TS. Berg cho biết, tờ Independent trích dẫn. "Điều này củng cố nghiên cứu trước đó cho thấy các hợp chất phá hoại nội tiết tố được thải vào môi trường có thể gây tác động xấu đến động vật lưỡng cư".


Phun thuốc trừ sâu trên ruộng lúa hè thu - (Ảnh: K.NAM).

Trong khi Linuron không được phép sử dụng tại Anh và Thụy Điển, thuốc trừ sâu này lại được sử dụng phổ biến ở Bắc Mỹ và nhiều nước ở châu Âu.

"Ủy ban châu Âu hiện đang thực hiện một số thước đo để nâng cao khả năng đánh giá nguy hại từ thuốc trừ sâu", TS Berg cho biết.

Tháng 4 vừa qua, Liên minh châu Âu đã thông qua lệnh cấm trên 3 loại thuốc trừ sâu sau khi Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (Efsa) khẳng định các loại thuốc trừ sâu trên đe dọa nghiêm trọng đến ong rừng và ong mật.

Các nhà khoa học cho rằng khoảng 40% các loài động vật lưỡng cư đang bị đe dọa, trở thành loài dễ tổn thương do mất môi trường sống, biến đổi khí hậu và ô nhiễm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Đăng ngày: 03/02/2025
Những hình ảnh chân thực nhất về

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"

Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Đăng ngày: 27/01/2025
Những sự thật ít được biết đến về loài sói

Những sự thật ít được biết đến về loài sói

Chó sói, biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh, tượng trưng cho cả những điều tốt đẹp và xấu xa tàn ác.

Đăng ngày: 22/01/2025
Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Đăng ngày: 12/01/2025
Bí mật loài kiến khổng lồ có khả năng chữa vết thương cho đồng loại

Bí mật loài kiến khổng lồ có khả năng chữa vết thương cho đồng loại

Loài kiến Matabele châu Phi có thể trở thành y tá, chăm sóc cho đồng loại bị thương khi chúng tham gia kiếm mồi.

Đăng ngày: 11/01/2025
Những loài rắn độc ở Việt Nam

Những loài rắn độc ở Việt Nam

Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.

Đăng ngày: 09/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News