Loại nhựa sinh học có thể tự hủy trong vài ngày

Các nhà khoa học ở Đại học California, Berkeley, tìm ra cách khiến nhựa phân hủy hữu cơ tiêu biến dễ dàng hơn chỉ với nước ấm.

Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature hôm 21/4, các nhà khoa học thêm phân tử đặc biệt vào nhựa làm từ axit polylactic (PLA) và polycaprolactone (PCL). Những hợp chất này thường được sử dụng trong nhựa phân hủy hữu cơ. Phân tử đặc biệt mà họ dùng là enzyme có khả năng làm tan rã nhựa và biến đổi thành axit lactic khi gặp điều kiện phù hợp.

Loại nhựa sinh học có thể tự hủy trong vài ngày
Nhựa đã biến đổi (trái) phân hủy sau 3 ngày (phải). (Ảnh: Ting Xu).

Các enzyme được bọc trong polymer, sau đó đặt vào sợi nhựa. Chúng không làm thay đổi kết cấu của vật liệu, dùng như nhựa polyester thông thường. Quá trình phân hủy xảy ra khi nhựa tiếp xúc với nước và nhiệt độ cao.

Trong điều kiện phân hủy công nghiệp, nhựa PLA chứa enzyme tan rã trong vòng 6 ngày ở 50 độ C. Đối với nhựa PCL, tiếp xúc với nhiệt độ 40 độ C trong vòng hai ngày là đủ để quá trình phân hủy diễn ra. Phương pháp này có thể phân hủy sinh học tới 98% nhựa thành phân tử nhỏ và không để lại vi nhựa.

"Mọi người giờ đây đã sẵn sàng chuyển từ nhựa dùng một lần sang polymer phân hủy sinh học, nhưng thực chất điều đó tạo ra nhiều vấn đề hơn giá trị mang lại", giáo sư Ting Xu, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. "Về cơ bản, chúng tôi đang đi đúng hướng. Chúng tôi có thể giải quyết vấn đề kéo dài khi nhựa dùng một lần không thể phân hủy sinh học".

Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy polyester đã biến đổi không thể phân hủy ở nhiệt độ thấp hoặc thời gian ẩm ướt quá ngắn. Điều đó có nghĩa một chiếc áo làm từ vật liệu này sẽ không bị ảnh hưởng nếu giặt bằng nước lạnh hoặc khi thấm mồ hôi. Vật liệu nhựa mới có thể tồn tại ở nhiệt độ phòng trong 3 tháng mà không bị phân hủy. Nước ấm sẽ thúc đẩy quá trình bắt đầu.

Xu và cộng sự hiện nay đang tìm hiểu cách ứng dụng phương pháp với những loại nhựa khác cũng như kiểm soát tốt hơn mức độ phân hủy sinh học để nhựa phân hủy một phần và phần còn lại có thể tái chế thành nhựa mới.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cận cảnh khoảnh khắc tia sét

Cận cảnh khoảnh khắc tia sét "đốn hạ" cây lớn giữa sân trường

Sự cố hy hữu xảy ra ngay tại sân của một trường trung học, đã thu hút sự chú ý của nhiều học sinh và thầy giáo.

Đăng ngày: 19/04/2021
Siêu bão cấp 17 hình thành gần Biển Đông

Siêu bão cấp 17 hình thành gần Biển Đông

Surigae, siêu bão đầu tiên trong năm, đang hoạt động ở vùng biển phía đông miền trung Philippines có sức gió giật trên cấp 17.

Đăng ngày: 18/04/2021
Đánh bắt hải sản công nghiệp làm gia tăng lượng khí CO2

Đánh bắt hải sản công nghiệp làm gia tăng lượng khí CO2

Một báo cáo mới đây đã chỉ ra một thực tế đáng lo ngại rằng quy trình đánh bắt hải sản công nghiệp đang tạo ra nhiều khí thải CO2 hơn hoạt động đi lại bằng máy bay.

Đăng ngày: 17/04/2021
Trái đất nóng lên có thể khiến cà phê biến mất

Trái đất nóng lên có thể khiến cà phê biến mất

Theo một bài báo đăng trên tạp chí Scientific Reports, biến đổi khí hậu do sự nóng lên toàn cầu sẽ làm cho nhiều khu vực thích hợp để gieo trồng loại cà phê đặc sản (Specialty coffee) biến mất.

Đăng ngày: 16/04/2021
Liên Hợp Quốc cảnh báo về ảnh hưởng từ hoạt động phun trào của núi lửa La Soufriere

Liên Hợp Quốc cảnh báo về ảnh hưởng từ hoạt động phun trào của núi lửa La Soufriere

LHQ cảnh báo cuộc khủng hoảng nhân đạo và kinh tế, ảnh hưởng từ hoạt động phun trào của núi lửa La Soufriere tại quốc đảo Saint Vincent sẽ còn kéo dài.

Đăng ngày: 16/04/2021
Miền Bắc đón không khí lạnh, nhiều nơi mưa rất to từ chiều tối nay

Miền Bắc đón không khí lạnh, nhiều nơi mưa rất to từ chiều tối nay

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hôm nay (16/4), ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén bởi không khí lạnh khiến Bắc Bộ có mưa, mưa rào rải rác.

Đăng ngày: 16/04/2021
Cô kỹ sư mở nhà máy tái chế rác nhựa thành gạch, thành phẩm nhẹ và bền chắc hơn gạch thường

Cô kỹ sư mở nhà máy tái chế rác nhựa thành gạch, thành phẩm nhẹ và bền chắc hơn gạch thường

Những viên gạch thường chắc chắn không " sống sót" được bài thử được thực hiện trong clip.

Đăng ngày: 15/04/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News