Loại thuốc tăng gần gấp đôi tuổi thọ của động vật thí nghiệm
Các nhà nghiên cứu sử dụng hỗn hợp thuốc giúp giun và ruồi giấm sống khỏe mạnh và lâu hơn, mở ra tiềm năng ứng dụng trên người.
Nhóm chuyên gia dẫn đầu bởi tiến sĩ Jan Gruber tại Đại học Yale-NUS, Singapore, tìm ra hỗn hợp thuốc giúp kéo dài thời gian sống khỏe mạnh và giảm tốc độ lão hóa ở giun và ruồi giấm, Science Daily hôm 22/10 đưa tin. Điều này đặt nền móng cho việc nghiên cứu sâu hơn để tạo ra thuốc mang lại hiệu quả tương tự ở động vật có vú.
Giun Caenorhabditis elegans được sử dụng trong thử nghiệm thuốc. (Ảnh: Jan Gruber).
Các nhà khoa học kết hợp một số loại thuốc hướng đến những đường lão hóa khác nhau của giun Caenorhabditis elegans. Kết quả cho thấy hỗn hợp hai loại thuốc giúp giun sống lâu hơn so với khi sử dụng từng loại riêng lẻ. Khi kết hợp thêm loại thứ ba, tuổi thọ của giun gần như tăng gấp đôi. Đây là hiệu quả kéo dài tuổi thọ tốt nhất từ trước đến nay khi thử nghiệm thuốc ở động vật trưởng thành.
Phương pháp mới không gây ra tác hại ngoài mong muốn đến sức khỏe của giun. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy, giun ở mọi lứa tuổi khi sử dụng thuốc đều có thời gian sống khỏe mạnh dài hơn.
Điều này rất quan trọng cho nghiên cứu chống lão hóa ở người với mục tiêu tăng thời gian sống khỏe mạnh chứ không chỉ kéo dài tuổi thọ. Khi đó, con người cũng sẽ thu được nhiều lợi ích lớn về y học và kinh tế. "Chúng ta sẽ hưởng lợi không chỉ vì sống lâu hơn mà còn vì kéo dài được thời gian không mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác như viêm khớp, bệnh tim mạch, ung thư hay Alzheimer", tiến sĩ Gruber nhận xét.
Gruber cùng các đồng nghiệp cộng tác với giáo sư Nicholas Tolwinski tại Đại học Yale-NUS và phát hiện, ruồi giấm (Drosophila melanogaster) khi sử dụng hỗn hợp thuốc tương tự cũng tăng đáng kể tuổi thọ. Việc hai sinh vật tiến hóa khác biệt cùng kéo dài thời gian sống cho thấy phương pháp mới có tiềm năng ứng dụng rộng rãi hơn.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng
Măng là một thức ăn được nhân dân ta dùng rất phổ biến. Tuy vậy khi ăn măng tươi chúng ta cần chú ý đề phòng ngộ độc vì trong măng có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thu

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?
Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư
Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.
