Loại vi khuẩn chịu được bức xạ cao gấp 3.000 lần con người

Vi khuẩn Deinococcus có thể sống sót ngoài vũ trụ suốt thời gian dài, thậm chí trong chuyến bay từ Trái đất đến sao Hỏa.

Nhà khoa học Akihiko Yamagishi cùng đồng nghiệp tiến hành nhiệm vụ Tanpopo, nghĩa là "bồ công anh" trong tiếng Nhật, nhằm tìm hiểu khả năng sinh tồn của vi khuẩn Deinococcus trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Frontiers in Microbiology hôm nay.


Thí nghiệm về khả năng sinh tồn của vi khuẩn Deinococcus diễn ra bên ngoài trạm ISS. (Ảnh: CNN).

Deinococcus có khả năng tồn tại trong môi trường axit, trong điều kiện lạnh giá và thiếu nước. Chúng có thể chịu được lượng bức xạ cao gấp 3.000 lần mức gây chết người. Các chuyên gia phát hiện chúng lần đầu tiên trong một hộp thịt đã trải qua quá trình tiệt trùng bằng bức xạ. Deinococcus có thể tập trung thành khối với kích thước hơn 1mm.

Mục đích của nhiệm vụ Tanpopo là kiểm tra giả thuyết Panspermia. Theo giả thuyết này, vi sinh vật có thể di chuyển từ hành tinh này đến hành tinh khác và phát tán sự sống. Để tiến hành nhiệm vụ, nhóm chuyên gia chuẩn bị những khối vi khuẩn với độ dày khác nhau và đặt vào trong lỗ của các khay nhôm. Các khay này sau đó được gắn bên ngoài trạm ISS. Nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu trên khay sau từng năm. Thí nghiệm diễn ra trong thời gian từ năm 2015-2018.

Sau thí nghiệm, nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm tra các khối vi khuẩn. Kết quả là tình trạng của chúng phụ thuộc vào độ dày. Những khối vi khuẩn lớn hơn 0,5 mm sống sót một phần và chịu một số tổn thương ADN. Vi khuẩn ở mặt ngoài chết, nhưng chúng tạo ra một lớp bảo vệ cho những cá thể bên trong, đảm bảo duy trì sự tồn tại của khối.

Theo ước tính của các nhà khoa học, khối vi khuẩn dày hơn 0,5 mm có thể sống sót 15-45 năm ngoài trạm ISS ở quỹ đạo Trái đất thấp. Họ cũng dự đoán, khối vi khuẩn với đường kính hơn 1 mm có khả năng sống sót đến 8 năm ngoài vũ trụ.

"Kết quả nghiên cứu cho thấy vi khuẩn kháng bức xạ Deinococcus có thể sống sót trong hành trình từ Trái đất tới sao Hỏa và ngược lại", Yamagishi nói. Ông cho rằng việc tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa rất quan trọng trước khi đưa người tới hành tinh này. Vi khuẩn từ Trái đất có thể làm sai lệch thông tin về sự sống trên sao Hỏa.

Yamagashi cùng đồng nghiệp dự định tiến hành thêm các thí nghiệm về vi sinh vật trên trạm vũ trụ Lunar Gateway của NASA trong tương lai. Lunar Gateway là dự án trạm vũ trụ hoạt động trên quỹ đạo Mặt Trăng, có mục đích hỗ trợ các nhiệm vụ đưa con người trở lại Mặt Trăng và nhiệm vụ khám phá không gian sâu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 30/06/2025
Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 27/06/2025
Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Đăng ngày: 27/06/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 27/06/2025
Quả thần kì ở Việt Nam có thể biến mọi vị thành vị ngọt

Quả thần kì ở Việt Nam có thể biến mọi vị thành vị ngọt

Việt Nam hiện đang sở hữu một loại "quả thần", có thể biến tất cả các vị trên đời này thành vị ngọt sau khi ăn nó.

Đăng ngày: 26/06/2025
Những loài cây kỳ lạ trên Trái đất

Những loài cây kỳ lạ trên Trái đất

Cây cối là thành phần quan trọng của cảnh quan tự nhiên và là nguồn cung cấp dồi dào về dưỡng khí, thực phẩm, nơi trú ngụ, vật liệu xây dựng và bảo vệ cho tất cả các sinh vật...

Đăng ngày: 26/06/2025
Cách chọn mua cây quất đẹp, bền, nhiều tài lộc đón Tết

Cách chọn mua cây quất đẹp, bền, nhiều tài lộc đón Tết

Chơi quất ngày tết là nét truyền thống của dân việt trong ngày tết, là biểu tượng của sự sung túc, thành đạt trong năm mới.

Đăng ngày: 26/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News