Lợn bướu bố chạy trốn bỏ lại gia đình cho báo hoa mai
Lợn bướu bố chạy ra khỏi hang trước tiên, trong khi lợn bướu mẹ và 2 con non không kịp thoát khỏi móng vuốt của báo hoa mai.
Báo hoa mai rình bắt gia đình lợn bướu. (Video: Caspar Siebel).
Nhiếp ảnh gia Caspar Siebel ghi hình chuyến săn khác thường của báo hoa mai trong khu bảo tồn thiên nhiên Sabi Sand, Nam Phi, Latest Sightings hôm 27/12 đưa tin. Siebel cùng bố và hướng dẫn viên đang tham quan khu bảo tồn bằng xe thì phát hiện báo hoa mai đi dọc theo con đường mòn. Nhận thấy con vật đang trong trạng thái đi săn, nhóm tham quan quyết định bám theo. Sau khoảng nửa tiếng, họ thấy báo hoa mai đến gần hang của lợn bướu.
"Báo hoa mai đi quanh hang và gây náo động ở lối thoát hang phía đối diện chúng tôi. Nó cố gắng dụ lợn bướu chạy ra lối thoát gần phía chúng tôi nhất, và đó chính xác là những gì đã xảy ra. Lợn bướu bố chui ra đầu tiên rồi phóng đi nhanh nhất có thể về phía những bụi rậm", Siebel kể lại.
Bầy lợn bướu con cố gắng chạy theo bố nhưng không kịp. Khi con non đầu tiên chui ra, báo hoa mai đã ở đó và nhanh chóng vồ lấy. Con non thứ hai cũng lao ra nhưng khi thấy kẻ săn mồi đang ngoạm anh chị em của mình trong miệng, có vẻ nó đông cứng vì sợ hãi, Siebel nhận định.
Khi con non đầu tiên chui ra, báo hoa mai đã ở đó và nhanh chóng vồ lấy.
Báo hoa mai thường không muốn mạo hiểm để mất con mồi và sẽ tha chúng lên cây ngay khi bắt được. Tuy nhiên, lần này mọi chuyện không diễn ra như vậy. Báo hoa mai thả con mồi đầu tiên xuống vì biết nó bị thương quá nặng, không thể đi đâu, sau đó nhanh chóng tóm lấy con non thứ hai. Tiếp đó, lợn bướu mẹ cũng chọn sai thời điểm để chui ra từ lối phía sau. Báo hoa mai lúc này đã hạ gục cả hai con non và ngay khi nghe thấy tiếng lợn bướu mẹ, kẻ đi săn bỏ con non thứ hai lại rồi nhanh chóng lao tới vồ con mồi cuối cùng.
Báo hoa mai (Panthera pardus) phân bố ở châu Phi và châu Á. Chúng là những kẻ săn mồi cơ hội, thường đi săn dưới mặt đất hoặc trên cây. Báo hoa mai rất giỏi leo trèo. Ban ngày, chúng dành phần lớn thời gian để nghỉ ngơi dưới những tảng đá hoặc ở nơi râm mát giữa các cành cây. Ban đêm, chúng thường đi săn thay vì ngủ. Con mồi của chúng gồm linh dương, hươu, lợn rừng, thỏ, cá, chim và một số sinh vật khác.
Lợn bướu thông thường (Phacochoerus africanus) thuộc họ Lợn (Suidae), phân bố chủ yếu ở khu vực châu Phi hạ Sahara. Dù có vẻ ngoài dữ tợn, chúng chỉ ăn thực vật. Chúng có khả năng thích nghi tốt và có thể chịu khát trong thời gian dài. Thời gian mang thai của lợn bướu cái kéo dài 5-6 tháng. Chúng thường đẻ 4 con một lứa hoặc ít hơn. Lợn bướu cái sẽ cho con bú trong khoảng 4 tháng.

Loại động vật có trong sách đỏ với khả năng giao phối đến 8 giờ khiến giới khoa học sững sờ
Giới khoa học phải bối rối trước loại động vật có thể giao phối tới 8 giờ, để duy trì nòi giống. Loại động vật này là loại đặc hữu chỉ sống ở 1 nơi trên thế giới, có trong sách đỏ.

Thiên tài Darwin ngạc nhiên về trí thông minh của loài giun đất
Cuốn sách cuối cùng của Charles Darwin là Sự hình thành của nấm mốc thực vật, xuất bản năm 1881, thông qua hành động của giun đất, đã nói lên nhiều điều.

Tới đây, những loài vật nào sẽ bị tuyệt chủng?
Một số nhà khoa học thậm chí còn cho rằng, gần 40% các loài hiện đang cư trú trên hành tinh của chúng ta có thể bị tuyệt chủng sớm nhất vào năm 2050.

Trung Quốc xây cao ốc 26 tầng chỉ để… nuôi lợn
Ở Ngạc Châu (Hồ Bắc, Trung Quốc) có tòa nhà 26 tầng, được xây dựng với mục đích cho lợn ở.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...
