Lớp màng phủ trong suốt ngăn kính bám sương mù

Quá trình xử lý và phủ một lớp màng mỏng giúp mặt kính hay nhựa trong suốt không bao giờ phủ sương và có thể tự làm sạch.

Không ai muốn kính mắt bị phủ hơi nước hay sương mù, nhưng hầu hết các giải pháp chống sương mù hiện nay không thể duy trì liên tục mà phải thường xuyên thực hiện lại. Nhóm chuyên gia tại Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, phát triển phương pháp mới giúp kính polycarbonate không bao giờ phủ sương và có thể tự làm sạch, New Atlas hôm 22/2 đưa tin.

Lớp màng phủ trong suốt ngăn kính bám sương mù
Khi đặt trên cốc nước nóng, kính thông thường đọng sương mù (trái) trong khi kính đã qua xử lý vẫn trong suốt (phải). (Ảnh: Đại học Công nghệ Nanyang)

Trong phương pháp mới, đầu tiên, các nhà khoa học xử lý kính (hoặc bề mặt nhựa khác) bằng plasma oxy. Thao tác này vừa làm sạch kính, vừa tăng độ bám dính của một lớp màng mỏng trong suốt dùng để phủ lên bề mặt kính trong giai đoạn sau.

Màng trong suốt này gồm hai lớp là silicon dioxide và titanium dioxide, được phủ lên kính thông qua kỹ thuật lắng đọng laser xung. Cụ thể, các nhà nghiên cứu dùng laser làm bốc hơi từng lớp vật liệu trong một buồng chân không. Khi silicon dioxide và titanium dioxide bay hơi lên trên, chúng sẽ đọng trên tấm kính ở phía trên cùng của buồng chân không.

Giống như các lớp phủ chống sương mù khác, lớp phủ này hoạt động bằng cách khiến các giọt nước tí hon đọng trên kính lan ra thành một màng đồng nhất có thể dễ dàng nhìn xuyên qua. Nó thực hiện điều này chỉ trong vòng 93 mili giây sau khi giọt nước chạm vào màng.

Các thử nghiệm cho thấy lớp màng có thể chống mài mòn khi bị cọ xát với loại vải thưa bọc phô mai (một kỹ thuật kiểm tra khả năng chống mòn tiêu chuẩn). Màng cũng vẫn bám vào mặt kính khi dán băng dính lên rồi bóc đi. Ngoài ra, khi kính đã qua xử lý tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời (hoặc nguồn sáng cực tím khác), titanium dioxide sẽ được kích hoạt và phân giải các chất ô nhiễm hữu cơ như hạt bụi bẩn và vi khuẩn.

"Các kết quả thu được chứng minh sự đa năng của lớp phủ mới. Nó có thể chống phản chiếu, chống sương mù và tự làm sạch. Bên cạnh đó, phương pháp chế tạo cũng nhanh chóng và dễ thực hiện với độ bền cao", nghiên cứu sinh Sun Ye, tác giả của nghiên cứu mới, cho biết.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát triển tế bào nhân tạo đổi màu như bạch tuộc

Phát triển tế bào nhân tạo đổi màu như bạch tuộc

Tế bào nhân tạo lấy cảm hứng từ bạch tuộc có thể thay đổi màu sắc và họa tiết giống môi trường xung quanh, mang lại hiệu quả ngụy trang.

Đăng ngày: 24/02/2022
Công nghệ lưu trữ vaccine nhiều tháng không cần tủ lạnh

Công nghệ lưu trữ vaccine nhiều tháng không cần tủ lạnh

Các nhà nghiên cứu tìm ra một vật liệu phủ cho phép để vaccine ngoài tủ lạnh ít nhất 3 tháng, giúp vận chuyển vaccine trở nên dễ dàng hơn.

Đăng ngày: 23/02/2022
Nhóm chuyên gia đại học Cambridge phát triển vật liệu tự phục hồi làm từ muối và gelatine

Nhóm chuyên gia đại học Cambridge phát triển vật liệu tự phục hồi làm từ muối và gelatine

Thay vì cần nung nóng, vật liệu mới có thể tự vá lành ở nhiệt độ phòng và tiếp tục hoạt động mà không cần con người can thiệp.

Đăng ngày: 22/02/2022
Bê tông tiếp nhận sinh học thúc đẩy rêu mọc

Bê tông tiếp nhận sinh học thúc đẩy rêu mọc

Loại bê tông mới của công ty Hà Lan có bề mặt phù hợp cho rêu phát triển, giúp tạo ra những mặt tiền xanh trong thành phố.

Đăng ngày: 21/02/2022
Nikola - Robot

Nikola - Robot "nhí" có thể bắt chước 6 biểu cảm giống hệt người thật

Mới đây, các nhà khoa học Nhật Bản đã chế tạo ra một robot trẻ em có thể biểu đạt 6 cảm xúc cơ bản giống hệt người thật.

Đăng ngày: 18/02/2022
Chế tạo thành công vật liệu bê tông siêu bền nhờ công nghệ nano

Chế tạo thành công vật liệu bê tông siêu bền nhờ công nghệ nano

Mẫu bê tông mới đã cải thiện 75% ở khả năng chống thấm và 44% trong việc giảm tác hại ăn mòn của muối so với các phiên bản thương mại.

Đăng ngày: 17/02/2022
Thử nghiệm vòng cổ nhận mệnh lệnh qua lời nói thầm

Thử nghiệm vòng cổ nhận mệnh lệnh qua lời nói thầm

Các chuyên gia phát triển vòng cổ thử nghiệm có thể theo dõi chuyển động cằm của người đeo để nhận biết họ đang yêu cầu gì.

Đăng ngày: 16/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News