Lưu ý khi ăn sứa biển để tránh bị ngộ độc

Tuy nhiên, Cục An toàn Thực phẩm Bộ Y tế cho biết, có rất nhiều loại sứa biển. Một số loại sứa có chứa độc tố rất mạnh, cần phải chế biến sứa biển đúng cách trước khi ăn, không nên sử dụng sứa biển tươi chưa qua chế biến bởi độc tố trong sứa tươi có thể gây nguy hại tới tính mạng người ăn, kể cả những loại sứa đã được chế biến.

Theo các chuyên gia của Viện Hải Dương học Nha Trang, nếu đi tắm biển, khi nhìn thấy những con sứa biển dù rất bắt mắt nhưng nên tránh xa chúng để tránh bị dính nọc độc từ sứa. Sứa là động vật không có xương sống, sống ở biển hay những nơi nước mặn. Sứa còn sống chứa nhiều độc tố và khi chạm phải, con người sẽ bị dị ứng.

Độc tố của sứa biển thường tập trung ở các xúc tu, chúng sử dụng các tế bào châm được gọi là nematocyst. Các tế bào này đều rất nhỏ và có độc. Một số loài sứa có đến hàng triệu nematocyst trong xúc tu, được sử dụng khi sứa bắt mồi và tự bảo vệ.

Lưu ý khi ăn sứa biển để tránh bị ngộ độc
Sứa biển là món ăn mát, bổ được sử dụng để chế biến một số món hợp với ngày hè.

Ngộ độc sứa biển nguy hại tính mạng

Thể nhẹ

Khi bị sứa cắn, các độc tố này sẽ ngấm qua da người xâm nhập vào cơ thể. Nếu nhẹ, nạn nhân chỉ có phản ứng ngoài da, tại chỗ nổi rát, mẩn đỏ và ngứa nhiều, toàn thân sẽ cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên không nên quá lo lắng trong trường hợp này.

Thể tối cấp

Tai biến xảy ra tức thì sau khi độc tố của sứa biển xâm nhập vào máu nạn nhân. Nạn nhân nôn nao, nhức đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở nhanh, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt.

Nạn nhân đi vào trạng thái lơ mơ, nhiều khi co giật, có thể hôn mê cần đưa ngay vào bệnh viện để chống sốc phản vệ.

Thể cấp hay bán cấp

Sau chừng 15 phút chạm phải sứa, nạn nhân ngứa ở bàn tay, bàn chân, trên da nổi ban đỏ từng vùng, nổi mày đay toàn thân, phù quineke ở mắt, môi, mặt, thanh quản nên ngạt thở, mạch nhanh, yếu.

Tim đập nhanh đều, huyết áp hạ thấp, ho khan, khó thở khò khè. Thanh quản phù gây khó thở. Nạn nhân buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, chảy nước mắt, chảy nước mũi, vã mồ hôi. Đây là biểu hiện sốc phản vệ, cần đưa ngay vào bệnh viện chống sốc.

Lưu ý khi ăn sứa biển để tránh bị ngộ độc

Ai không nên ăn sứa biển?

Theo các chuyên gia của Cục An toàn Thực phẩm Bộ Y tế, sứa biển là món ăn bổ, mát và được sử dụng để chế biến một số món hợp với ngày hè như: gỏi, nộm sứa, lẩu, canh, bún sứa... Tuy nhiên, không được cho trẻ em dưới 8 tuổi ăn sứa, kể cả những loại sứa đã được chế biến. Bởi đây là lứa tuổi vô cùng nhạy cảm, sức đề kháng còn kém, nếu ăn sứa sẽ rất dễ bị dị ứng hoặc ngộ độc. Do vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý điều này khi đưa gia đình đi du lịch nghỉ mát ở biển hoặc trong những bữa ăn thường ngày.

Bên cạnh đó, có một số nhóm người cũng không nên dùng sứa biển, kể cả loại đã được chế biến cẩn thận và nấu chín, bao gồm:

  • Những người bị dị ứng với hải sản;
  • Người mới ốm dậy;
  • Người bị suy nhược cơ thể;
  • Người đã từng bị ngộ độc thực phẩm trong quá khứ.

Lưu ý khi ăn sứa biển để tránh bị ngộ độc
Để đảm bảo phòng chống ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân không sử dụng sứa biển tươi chưa qua chế biến làm thức ăn, làm gỏi ăn sống.

Cách chế biến sứa biển thành món ngon, an toàn

Để đảm bảo phòng chống ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân không sử dụng sứa biển tươi chưa qua chế biến làm thức ăn, làm gỏi ăn sống.

Đặc biệt không sử dụng sứa (kể cả sứa đã qua chế biến) làm thức ăn cho trẻ em. Chỉ sử dụng sứa biển đã qua chế biến đúng cách.

Quá trình chế biến sứa tươi phải được ngâm qua 3 lần trong nước muối và phèn, khi nào thịt sứa chuyển sang mầu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt thì mới đem sử dụng để chế biến làm thức ăn. Không nên ăn sứa biển trong mùa sinh sản của chúng, vì thời điểm này sứa tích lũy rất nhiều độc tố trong cơ thể. Lưu ý không cho trẻ em ăn thịt sứa để phòng ngừa tiêu chảy.

Ngoài ra, khi bạn ăn sứa đã được ép khô, loại này thường được bán nhiều trong các cửa hàng hay siêu thị, tốt hơn hết bạn cũng nên rửa thật sạch trước khi chế biến. Cách làm này có thể giúp hạn chế những hóa chất được dùng trong quá trình sơ chế sứa, tốt cho sức khỏe hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm ra hai nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá

Tìm ra hai nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá

Bằng việc sử dụng các thông tin di truyền trên gene từ nhiều ngân hàng sinh học, nhóm nghiên cứu Nhật Bản có thể dự đoán được trước các tác nhân ảnh hưởng đến tuổi thọ con người.

Đăng ngày: 18/05/2020
Khí cười là gì? Khí cười có tác hại cho sức khỏe như thế nào?

Khí cười là gì? Khí cười có tác hại cho sức khỏe như thế nào?

Nitơ oxit là một chất không màu, không mùi, còn được gọi là “khí cười”. Bởi vì, khi hít vào, nitơ oxit làm chậm thời gian phản ứng của cơ thể, khiến cơ thể có cảm giác hưng phấn, vui vẻ.

Đăng ngày: 17/05/2020
7 việc làm trước khi đi ngủ hại không kém gì thức khuya, loạt bệnh tật tìm đến

7 việc làm trước khi đi ngủ hại không kém gì thức khuya, loạt bệnh tật tìm đến

Có nhiều thói quen mọi người hay làm trước khi đi ngủ nhưng lại có thể gây tổn hại sức khỏe không nhỏ.

Đăng ngày: 16/05/2020
Tác dụng tuyệt vời của quả trứng gà đối với sức khỏe

Tác dụng tuyệt vời của quả trứng gà đối với sức khỏe

Quả trứng gà là loại quả có tác dụng tuyệt vời mà ít ai nghĩ đến, trong quả trứng gà chứa polyphenol, carotenoids, nguồn chất xơ dồi dào giúp ngừa bệnh tim mạch, chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể.

Đăng ngày: 16/05/2020
Cô máu thành dạng bột pha như sữa, giúp bảo quản được lâu và tiện dụng hơn

Cô máu thành dạng bột pha như sữa, giúp bảo quản được lâu và tiện dụng hơn

Nghiên cứu bước đầu về ý tưởng gửi trehalose vào trong hồng cầu để cô đặc và bảo quản máu bột của Kopachek đã được đăng tải trên tạp chí Biomicrofluidics. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng cần phải mất...

Đăng ngày: 16/05/2020
Nhà khoa học MIT phát triển những chiếc khẩu trang tự động phát sáng khi dính virus corona

Nhà khoa học MIT phát triển những chiếc khẩu trang tự động phát sáng khi dính virus corona

Sau khi phát hiện ra chúng, vật liệu di truyền sẽ liên kết với các đoạn RNA trên virus, và nó "tan ra", kích hoạt các phản ứng sinh học để phát ra ánh sáng.

Đăng ngày: 15/05/2020
Hàng loạt người Hong Kong nhiễm virus viêm gan một cách bí ẩn từ chuột

Hàng loạt người Hong Kong nhiễm virus viêm gan một cách bí ẩn từ chuột

Các nhà khoa học phát hiện chuột chính là nguồn lây nhiễm bệnh viêm gan E cho một số người, nhưng vẫn đang tìm hiểu việc lây truyền diễn ra như thế nào.

Đăng ngày: 14/05/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News