Lý do vẹt là ngoại lệ của quy luật tiến hóa

Vẹt là ngoại lệ của quy luật tiến hóa, khi chúng sử dụng một cách hoàn toàn khác để tạo ra khả năng thay đổi màu lông ở cùng một cá thể.

Trong vương quốc động vật, chim là một trong những loài vật có màu sắc rực rỡ nhất. Đa số chúng đều sử dụng một nhóm sắc tố gọi là carotenoid để tạo ra màu sắc sặc sỡ trên lông, hấp thụ qua chế độ ăn uống từ thực vật.

Lý do vẹt là ngoại lệ của quy luật tiến hóa
Vẹt đuôi dài (Ara macao) với 3 màu đặc trưng: vàng, đỏ và xanh (Ảnh: Getty).

Tuy nhiên, vẹt là ngoại lệ của quy luật này, khi chúng đã tiến hóa theo một cách hoàn toàn mới để tạo ra khả năng thay đổi màu lông ở cùng một cá thể.

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Current Biology phát hiện ra rằng, sự thay đổi màu lông vàng và đỏ của vẹt có liên quan đến một loại enzyme, có tên là ALDH3A2.

Loại enzyme này có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi sắc tố tạo nên màu lông đỏ và vàng ở vẹt.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu nhận thấy khi lông vẹt đang phát triển chứa nhiều enzyme, chúng sẽ có màu vàng. Tuy nhiên, khi hàm lượng enzyme ít hơn, chúng sẽ có màu đỏ.

Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, trong quần thể vẹt và một số loài chim sẻ hoang dã, chỉ cần đột biến ở một vài gene cũng có thể làm thay đổi đáng kể cấu trúc hóa học của sắc tố, tạo ra sự khác biệt giữa màu lông ở chúng.

Tại đó, chỉ một nguyên tử oxy đơn lẻ cũng có thể thay đổi quá trình tiến hóa, tạo ra một dạng sắc tố mới có ngoại hình khác biệt.

Nhận định này đã được chứng minh sau khi các nhà nghiên cứu chứng kiến sự thay đổi sắc tố lông của vẹt từ màu đỏ sang màu vàng và ngược lại ở chim sẻ.

Sự tiến hóa độc đáo này nhắc nhở chúng ta một lần nữa về sự kỳ diệu của thiên nhiên và cho thấy sự tiến hóa là một quá trình liên tục.

Tại đó, mỗi cá thể trong quần thể đều chứa một bộ gene độc nhất, và mỗi biến thể nhỏ đều là sản phẩm của hàng triệu năm tiến hóa trong quá khứ.

Nó cũng có thể là chìa khóa cho sự phát triển của một giống loài mới trong tương lai.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài rùa mặt ếch bất động 95% thời gian

Loài rùa mặt ếch bất động 95% thời gian

Rùa da mềm khổng lồ châu Á sống bất động dưới bùn ở đáy sông, chỉ tấn công bất thình lình con mồi bơi ngang qua.

Đăng ngày: 19/11/2024
Những cuộc tụ họp đông đảo nhất trong thế giới động vật

Những cuộc tụ họp đông đảo nhất trong thế giới động vật

Trên khắp thế giới, những cuộc tụ họp lớn của động vật diễn ra do nhu cầu chạy trốn, kiếm ăn hoặc sinh sản, đóng vai trò chủ chốt đối với sự sống còn của các loài.

Đăng ngày: 18/11/2024
Báo mẹ liều mình vật lộn với sư tử để bảo vệ con

Báo mẹ liều mình vật lộn với sư tử để bảo vệ con

Dù nhỏ hơn nhiều so với sư tử cái, báo hoa mai mẹ vẫn lao vào trận chiến hung hiểm với kẻ thù và bảo vệ thành công đàn con ở gần đó.

Đăng ngày: 17/11/2024
Chim cánh cụt hoàng đế đi lạc hơn 3.200km

Chim cánh cụt hoàng đế đi lạc hơn 3.200km

Chim cánh cụt hoàng đế, vốn sinh sống tại châu Nam Cực, bất ngờ xuất hiện ở bờ biển Ocean Beach, thị trấn Denmark, đầu tháng 11.

Đăng ngày: 15/11/2024
Dạy chuột lái xe: Nghiên cứu độc đáo hé lộ về trí não và hành vi học tập

Dạy chuột lái xe: Nghiên cứu độc đáo hé lộ về trí não và hành vi học tập

Nghiên cứu này đã góp phần vào hiểu biết rộng hơn về cách môi trường và trải nghiệm hình thành nên khả năng nhận thức ở cả loài gặm nhấm lẫn con người.

Đăng ngày: 15/11/2024
Đà điểu có thực sự vùi đầu vào cát khi gặp nguy hiểm?

Đà điểu có thực sự vùi đầu vào cát khi gặp nguy hiểm?

Ý tưởng đà điểu vùi đầu khi chúng cảm thấy bị đe dọa được cho là xuất phát từ nhà tự nhiên học La Mã Pliny the Elder khoảng 2.000 năm trước. Nhưng điều đó có thực sự đúng không?

Đăng ngày: 15/11/2024
Các nhà khoa học khó xác định loài cá nhỏ nhất thế giới

Các nhà khoa học khó xác định loài cá nhỏ nhất thế giới

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể kết luận chính xác loài cá nhỏ nhất thế giới là Paedocypris progenetica hay Schindleria brevipinguis một phần do số lượng mẫu vật hạn chế.

Đăng ngày: 15/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News