Mảnh vỡ vệ tinh Nga suýt va chạm với vệ tinh Trung Quốc

Một vụ va chạm giữa mảnh vỡ của vệ tinh Nga với vệ tinh khoa học của Trung Quốc đã suýt xảy ra khi khoảng cách gần nhất giữa hai bên chỉ có 14,5m.

Thông tin này được đăng trên tài khoản WeChat chính thức của Trung tâm Mảnh vỡ Không gian thuộc Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA).

Mảnh vỡ vệ tinh Nga suýt va chạm với vệ tinh Trung Quốc
 Hình ảnh giao nhau giữa mảnh vỡ vệ tinh Nga và vệ tinh Trung Quốc. (Ảnh: Mạng Thanh niên Trung Quốc).

Theo đó, Trung tâm Ứng dụng và Giám sát Mảnh vỡ Không gian thuộc Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc đã tính toán và cảnh báo sớm về một “sự cố giao nhau cực kỳ nguy hiểm” có thể xảy ra vào khoảng 10h49 tối 18/1 giữa vệ tinh khoa học Thanh Hoa của Trung Quốc và một mảnh vỡ vệ tinh của Nga mang số hiệu 49863. Khoảng cách gần nhất giữa hai bên là 14,5 m và góc giao nhau là 40,52°.

Trong đó, mảnh vỡ số 49863 là mảnh vỡ phân hủy được tạo ra bởi vụ thử chống vệ tinh của Nga vào ngày 15/11/2021. Trong khi vệ tinh khoa học Thanh Hoa của Trung Quốc được phóng lên quỹ đạo ngày 6/8/2020.

Thử nghiệm của Nga ước tính đã tạo ra 1.600 mảnh vỡ có kích thước từ 10 cm trở lên, phân bố trong phạm vi độ cao quỹ đạo từ 400 đến 1.000 km và có thể gây ra rủi ro va chạm đối với tất cả các thiết bị vũ trụ hoạt động trong phạm vi này.

Tờ Thời báo Hoàn cầu dẫn lời chuyên gia về mảnh vỡ không gian Lưu Tịnh cho biết, có rất nhiều trường hợp mảnh vỡ vũ trụ và tàu vũ trụ cách nhau vài km đến cả chục km, nhưng rất hiếm khi cả hai chỉ cách nhau hơn chục mét. Khả năng xảy ra va chạm là rất cao và nguy hiểm, hiện cả hai đã duy trì khoảng cách an toàn, nhưng không loại trừ khả năng sẽ tiến gần trở lại trong tương lai.

Còn theo chuyên gia hàng không vũ trụ Hoàng Chí Trừng, trong bối cảnh tác động của các mảnh vỡ vũ trụ đối với các hoạt động bay trên không gian thông thường của con người ngày càng trở nên thường xuyên hơn, việc giảm thiểu và loại bỏ các mảnh vỡ vũ trụ nên được đưa vào nghị trình. Trong đó, không chỉ cần tiến hành nghiên cứu các thiết bị thí nghiệm hoặc tàu vũ trụ loại bỏ các mảnh vỡ không gian, mà còn phải xây dựng các luật và quy định quốc tế về việc tạo ra các mảnh vỡ không gian trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc sẽ phóng tên lửa nhiên liệu lỏng đầu tiên trong năm 2022

Trung Quốc sẽ phóng tên lửa nhiên liệu lỏng đầu tiên trong năm 2022

Một công ty tư nhân ở Trung Quốc sẽ phóng tên lửa chạy bằng nhiên liệu lỏng đầu tiên của nước này trong năm nay.

Đăng ngày: 21/01/2022
Các nhà khoa học tìm ra thời điểm Mặt trời phát nổ, nuốt chửng sao Thủy và sao Kim

Các nhà khoa học tìm ra thời điểm Mặt trời phát nổ, nuốt chửng sao Thủy và sao Kim

Mặt trời không quá già như những ngôi sao khác ngoài kia. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang cố gắng xác định chính xác thời điểm Mặt trời sẽ phát nổ.

Đăng ngày: 20/01/2022
Nơi khác trong Hệ Mặt trời từng có

Nơi khác trong Hệ Mặt trời từng có "áo giáp sự sống" như Trái đất

Các mẫu đá vũ trụ được NASA đem về Trái đất nửa thế kỷ trước tiết lộ thêm điều bất ngờ về quá khứ của thiên thể được cho là 2 lần có sự sống - Mặt trăng.

Đăng ngày: 20/01/2022
40.000.000.000.000.000.000.000 hố đen trong vũ trụ, bạn

40.000.000.000.000.000.000.000 hố đen trong vũ trụ, bạn "dịch" được con số?

Bạn có thể đọc được con số này? Đây chính là số hố đen có thể tính toán được trong vũ trụ rộng lớn.

Đăng ngày: 20/01/2022
Đến hành tinh khác, máu của con người sẽ

Đến hành tinh khác, máu của con người sẽ "mất màu"?

Một trở ngại lớn cho các cuộc thám hiểm và thậm chí là định cư liên hành tinh vừa được phát hiện bởi các nhà khoa học Canada.

Đăng ngày: 20/01/2022
Lần đầu tiên phát hiện hành tinh hình... bầu dục

Lần đầu tiên phát hiện hành tinh hình... bầu dục

Mặc dù các hành tinh hơi bị méo đi vì lực hấp dẫn của sao mẹ đã từng được ghi nhận, nhưng đây là lần đầu tiên một hành tinh có hình dạng như quả bóng bầu dục hoàn hảo được ghi nhận.

Đăng ngày: 19/01/2022
Kỳ trăng đầu tiên của năm 2022 là

Kỳ trăng đầu tiên của năm 2022 là "mặt trăng sói"

Trăng tròn đầu tiên của năm 2022 mọc tối 17/1. Theo NASA , " Mặt trăng sói", như Farmer's Almanac gọi, sẽ xuất hiện đầy đủ bằng mắt thường trong ba ngày từ tối Chủ nhật (16 1) đến sáng thứ 4 (19 1) .

Đăng ngày: 19/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News