Mất 3 năm để giải mã vụ voi châu Phi ngã sấp mặt và chết hàng loạt

Năm 2020, 350 con voi chết bí ẩn ở Botswana, với thêm 35 trường hợp tương tự ở Zimbabwe. Giờ đây, các nhà khoa học mới tìm ra được "thủ phạm" giết voi hàng loạt ở châu Phi.

Từ tháng 5 đến tháng 6/2020, những cái chết bất ngờ đã xảy ra ở cộng đồng voi tại vùng đồng bằng Okavango ở Botswana đã gây xôn xao trong giới bảo tồn, và làm dấy lên nhiều đồn đoán trên toàn cầu về nguyên nhân đằng sau hiện tượng kinh hoàng đó.

Mất 3 năm để giải mã vụ voi châu Phi ngã sấp mặt và chết hàng loạt
Những hình ảnh chụp xác voi chết khắp nơi ở Botswana và Zimbabwe năm 2020. (Ảnh: REUTERS)

Các xác voi đủ độ tuổi, cả đực lẫn cái, được phát hiện nằm ngổn ngang khắp vùng đồng bằng. Nhiều con trong tình trạng "cuồng chân" đi vòng vòng trước khi ngã cắm mặt xuống đất và tử vong.

Hai tháng sau, thêm 35 con voi khác chết trong tình cảnh tương tự ở miền tây bắc Zimbabwe.

Khi đó, giới chức Botswana nghi ngờ cái chết của những con voi là do ảnh hưởng của một dạng vi khuẩn mang độc tố chưa xác định. Thế nhưng, không có thêm chi tiết nào được công bố nhằm giải thích lý do đằng sau tình trạng xảy ra cho cộng đồng voi thảo nguyên châu Phi, vốn là loài đang nguy cấp.

Sau hơn 3 năm, kết quả kiểm tra độc tố lấy từ xác một số con voi tại Zimbabwe cuối cùng tìm ra "kẻ sát nhân giấu mặt". Đó là vi khuẩn Bisgaard taxon 45, họ hàng trước đó chưa được đặt tên của vi khuẩn Pasteurella multocida.

Dòng vi khuẩn mới được phát hiện gây ra tình trạng nhiễm trùng máu, và từng dẫn đến những cái chết hàng loạt của 200.000 con linh dương ở Kazakhstan vào năm 2015, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature Communications.

Phát hiện mới là công trình nghiên cứu của đội ngũ chuyên gia quốc tế đến từ Quỹ Đời sống Hoang dã Victoria Falls (Zimbabwe), Đại học Surrey (Anh), các phòng thí nghiệm ở Nam Phi và Cơ quan Sức khỏe Động vật và Thực vật Anh.

Số lượng loài voi châu Phi đang sụt giảm khoảng 8%/năm, chủ yếu do săn giết, với chỉ còn khoảng 350.000 cá thể trong tự nhiên.

Báo cáo cho thấy bệnh truyền nhiễm cần được bổ sung vào danh sách những thách thức mà loài này đang đối mặt trong cuộc chiến sinh tồn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chú chó sống thọ nhất thế giới qua đời ở tuổi 31

Chú chó sống thọ nhất thế giới qua đời ở tuổi 31

Bobi, chú sống thọ nhất thế giới, vừa được bác sĩ thú y xác nhận đã qua đời do già yếu.

Đăng ngày: 25/10/2023
Loài trăn lai chiến thắng trong công cuộc xâm chiếm Florida

Loài trăn lai chiến thắng trong công cuộc xâm chiếm Florida

Các nhà nghiên cứu phát hiện con lai của trăn Miến Điện và trăn Ấn Độ có khả năng thích nghi tốt hơn với môi trường sống, qua đó lan rộng và nhanh hơn.

Đăng ngày: 24/10/2023
Trực thăng bay thấp khơi dậy cơn khát dục ở loài cá sấu

Trực thăng bay thấp khơi dậy cơn khát dục ở loài cá sấu

Một chiếc trực thăng bay thấp đã làm đàn cá sấu " phát cuồng" do hiểu nhầm thành dấu hiệu của mùa giao phối.

Đăng ngày: 23/10/2023

"Thành phố lý tưởng" của 2.200 con chuột với kết thúc bi thảm

Cuối thế kỷ 20, nhà khoa học Mỹ làm thí nghiệm xây khu chuồng lý tưởng cho chuột, từ 4 cặp đôi ban đầu nhân bản lên 2.200 con rồi dần diệt vong do " tương tác quá mức".

Đăng ngày: 23/10/2023
Cua lông Trung Quốc

Cua lông Trung Quốc "xâm lược" nước Anh

Cua lông Trung Quốc - loài xâm lấn với số lượng cá thể ngày càng tăng nên chính quyền khuyến cáo người dân ở Anh gửi báo cáo khi bắt gặp chúng.

Đăng ngày: 16/10/2023
Khỉ sống sót hơn 2 năm với thận lợn cấy ghép

Khỉ sống sót hơn 2 năm với thận lợn cấy ghép

Các nhà nghiên cứu đạt bước tiến lớn trong lĩnh vực cấy ghép nội tạng khi một con khỉ sống 758 ngày với thận lợn thay đổi gene.

Đăng ngày: 13/10/2023
Phát hiện loài Mang quý hiếm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu ở Thanh Hoá

Phát hiện loài Mang quý hiếm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu ở Thanh Hoá

Lực lượng kiểm lâm đã phát hiện loài Mang Hoẵng vó vàng và Mang Lào với khoảng 5.300 cá thể đang sinh sống và kiếm ăn tại các khu rừng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (Thanh Hoá).

Đăng ngày: 13/10/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News