Mật ong Manuka có gì đặc biệt mà giá đắt vậy? Tại sao lại coi nó là thần dược?
Từ lâu, con người đã biết sử dụng mật ong vì những đặc tính kháng khuẩn tồn tại trong nhiều thiên niên kỷ. Các nhà nghiên cứu gần đây đã có nhiều thí nghiệm, chứng minh loại mật ong manuka có thể giúp điều trị một trong những bệnh nhiễm trùng phổi mạnh nhất và kháng thuốc, vốn cực khó chữa trị.
Mật ong manuka có nguồn gốc từ Úc, New Zealand và Đông Nam Á. Nó có tên Manuka vì loại mật này được tạo ra bởi những con ong thụ phấn cho hoa Leptospermum scoparium (còn gọi là cây bụi Manuka).
Mật ong manuka có nguồn gốc từ Úc, New Zealand và Đông Nam Á.
Những bông hoa Manuka này có đường glycerone trong mật hoa, sau khi chuyển đổi thành mật ong sẽ phản ứng chậm trở thành methylglyoxal (MGO). Đây là chất đặc biệt chỉ có riêng ở loại mật ong này mà không có trong các loại khác, có liên quan đến các đặc tính kháng khuẩn.
Nhà sinh vật học Victoria Nolan nói rằng, việc sử dụng phương pháp điều trị tiềm năng kết hợp amikacin và mật ong manuka, hứa hẹn là một liệu pháp cải thiện cho những bệnh nhiễm trùng phổi khủng khiếp.
Những bệnh nhân có bệnh lý phổi từ trước như xơ nang đặc biệt dễ bị tổn thương bởi vi khuẩn Mycobacterium abscessus, có liên quan xa với bệnh lao. Việc điều trị vi khuẩn này rất phức tạp, vì một số chủng có khả năng kháng các loại thuốc khác nhau. Lộ trình điều trị gồm 12 tháng hóa trị kháng khuẩn cùng hàng loạt các loại thuốc kháng sinh, bao gồm amikacin có tác dụng phụ nghiêm trọng.
Ngay cả khi bệnh nhân có thể chịu đựng được triệu chứng nghiêm trọng như nôn ói, khả năng mất thính giác, tổn thương gan, giảm bạch cầu và các thành phần máu liên quan đến đông máu, để tuân thủ điều trị thì tỷ lệ thành công vẫn chỉ tối đa là 50%.
Loại vi khuẩn hiếu chiến này còn có thể gây nhiễm trùng da và mô mềm dai dẳng và lây nhiễm sang bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể chúng ta.
Bệnh nhiễm trùng phổi kháng thuốc rất khó điều trị.
Nhóm các nhà khoa học đã thử nghiệm các nồng độ khác nhau của mật ong này chống lại vi khuẩn trong nuôi cấy mô. Họ lấy từ 16 bệnh nhân bị bệnh xơ nang hoặc giãn phế quản, các chủng M. abscessus được sử dụng đều kháng với các phương pháp điều trị kháng sinh đầu tay. Kết quả cho thấy tất cả các phương pháp điều trị liên quan đến mānuka đều có thể tiêu diệt M. abscessus, đặc biệt mật ong còn tỏ ra hiệu quả hơn MGO cô lập. Điều đó cho thấy các thành phần hoạt tính khác trong mật ong có thể giúp khắc phục cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn.
Nhóm nghiên cứu tiếp tục thử nghiệm dạng mật ong manuka phun sương (dạng sương mù có thể hít được) để sử dụng cùng kháng sinh amikacin.
Họ nhận thấy sự hỗ trợ của mật ong đã làm giảm đáng kể lượng amikacin cần thiết để điều trị, giảm thành công từ 16 microgam/ml xuống chỉ còn 2 microgam/ml. Điều này sẽ làm giảm đáng kể các tác dụng phụ khủng khiếp của thuốc.
Bằng cách kết hợp một thành phần hoàn toàn tự nhiên như mật ong manuka với amikacin, một trong những loại thuốc quan trọng nhưng độc hại nhất được sử dụng để điều trị Mycobacterium abscessus, các chuyên gia đã tìm ra cách có khả năng tiêu diệt những vi khuẩn này với lượng thuốc ít hơn 8 lần so với trước đây.
Điều này có khả năng làm giảm đáng kể tình trạng mất thính lực do amikacin và cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của rất nhiều bệnh nhân.
Nhóm cũng hy vọng những khám phá của họ sẽ sớm được đưa vào thử nghiệm lâm sàng. Với hơn 100.000 người trên toàn cầu dễ bị tổn thương bởi mầm bệnh này do xơ nang, cùng hàng trăm nghìn người khác bị giãn phế quản cũng dễ bị nhiễm vi khuẩn, một phương pháp điều trị hiệu quả như vậy sẽ rất cần thiết, tuy nhiên, nó sẽ không thể đến sớm.

Những tác dụng phụ đáng sợ khi ăn đu đủ, nhiều người không biết vẫn vô tư ăn
Đu đủ không những là món ăn ngon bổ dưỡng mà còn có thể dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh. Tuy nhiên, một số người nếu ăn quá nhiều đu đủ chín sẽ khiến bệnh tình càng nặng hơn.

Điểm danh những loại virus nguy hiểm nhất hành tinh
Bên cạnh các virus "tử thần" như sars, ebola, hiv... vẫn còn những virus không hề kém cạnh về mức độ nguy hiểm đối với con người.

Điểm danh các loại ảo ảnh thị giác lừa đảo bộ não
Ảo ảnh thị giác (Optical Illusions) vẫn được biết đến là những hình ảnh đánh lừa đôi mắt. Nhưng thực chất chúng mang một ý nghĩa khác, đó là những hình ảnh được não bộ “tiên đoán”.

Loại cá là "thuốc" bổ phổi, rất tốt cho sức khỏe phụ nữ
Theo các sách cổ, cá chép bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù, thông sữa, chữa ho, lở loét..., là một trong những thực phẩm bổ dưỡng cho thai phụ. Do lợi tiểu, tiêu phù nên cá chép còn được dùng trong nhiều bệnh khác như gan, thận.

Liệu chúng ta có thể bị “nhờn” cà phê khi uống quá nhiều?
Vừa uống xong một cốc cà phê sáng, nhưng chẳng hiểu sao bạn vẫn cảm thấy uể oải trong người. Có lẽ nên uống thêm một chút nữa chăng? Bạn có biết vì sao lại như vậy không?

Cách phân biệt bệnh bạch hầu và viêm họng
ThS.BS Trần Duy Hưng, Trưởng khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết rằng, điều kiện khí hậu ít tác động đến bệnh bạch hầu, nguy cơ mắc vi khuẩn bạch hầu ở cả nam và nữ là như nhau.
