Máy in 3D tốc độ lên tới 10 tấn bê tông mỗi giờ
Máy in 3D dùng cho xây dựng được giới thiệu là nhanh nhất thế giới dự kiến xây tòa nhà ba tầng trong 6 tuần.
Tòa nhà in 3D rộng 380m2 sau khi hoàn thiện. (Ảnh: COBOD).
Công ty Peri và Michael Rupp Bauunternehmung đang thực hiện dự án xây nhà bằng máy in 3D tại Đức, New Atlas hôm 20/11 đưa tin. Khi hoàn thiện, tòa nhà sẽ rộng khoảng 380m2 với ba tầng và một hầm. Tòa nhà gồm 5 căn hộ, trong đó 4 căn cho thuê còn một căn làm mẫu giới thiệu cho người mua.
Nhóm dự án sử dụng máy in BOD 2 của công ty COBOD. BOD 2 gồm nhiều bộ phận ghép lại và có kích thước 12,5m x 15m x 7,5m. Nó có thể in với tốc độ tối đa là 100 cm mỗi giây, tương đương 10 tấn bê tông mỗi giờ. Với tốc độ này, đây hiện là máy in 3D xây dựng nhanh nhất trên thị trường, Peri cho biết.
Máy in 3D và thợ xây cùng phối hợp làm việc. (Ảnh: COBOD).
Quá trình xây dựng tương tự với hầu hết dự án sử dụng phương pháp in 3D khác. Máy in sẽ phun hỗn hợp xi măng thành nhiều lớp, dần dần tạo nên các bức tường. Cỗ máy đòi hỏi hai người vận hành.
"Trong quá trình hoạt động, máy in cũng tính đến việc lắp đặt hệ thống điện, nước. BOD2 là máy in đã được kiểm chứng, công nhân có thể làm việc bình thường trong khu vực in khi BOD2 đang chạy. Điều này nghĩa là họ có thể dễ dàng kết hợp những công việc bằng tay như lắp đặt đường ống và dây nối trong lúc in", Peri giải thích.
Tầng đầu tiên của tòa nhà ba tầng hiện đã hoàn thành. Toàn bộ quá trình xây dựng với máy in 3D dự kiến kéo dài 6 tuần. Tuy nhiên, một số công việc đòi hỏi bàn tay của con người vẫn sẽ tiếp diễn.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
