Miền Bắc không quan sát được mưa sao băng lớn nhất năm

Do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh, trời nhiều mây nên khu vực miền Bắc sẽ ít có cơ hội quan sát mưa sao băng Geminids, trong khi ở Nam Bộ thì có thể.

>>> Đón xem vua của những trận mưa sao băng sắp đến

Geminids được cho "vua" của mưa sao băng sẽ đạt cực đại vào đêm13, rạng sáng 14/12, với số sao băng lúc cực đại được dự đoán lên đến khoảng 120 vệt một giờ.

Theo ông Nguyễn Đức Phường, Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam, thời điểm quan sát tốt nhất trận mưa sao băng nổi tiếng này là khoảng 1 đến 4h sáng 14/12, khi chòm sao Gemini ở khá cao so với đường chân trời hướng đông nam.


Vị trí tâm điểm mưa sao băng Geminids. (Đồ họa: skyandtelescope.com)

Tuy nhiên, ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn cho biết, những ngày này miền Bắc bị ảnh hưởng của không khí lạnh, trời nhiều mây nên khả năng quan sát mưa sao băng Geminids ở Bắc Bộ hay Bắc Trung Bộ là rất khó. Còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ, mọi người vẫn có thể quan sát sao băng.

Mưa sao băng Geminids là hiện tượng diễn ra hàng năm do hàng loạt các mẩu đá nhỏ (thiên thạch) lao vào khí quyển trái đất khi hành tinh này đi qua khu vực quỹ đạo có chứa chúng. Các mẩu đá đều là phần tàn tích để lại trên đường đi của sao chổi 3.200 Phaethon khi nó đi vào Hệ mặt trời.

Chúng ta chỉ quan sát được những sao băng sáng và khi có nhiều sao băng xuất hiện trong một khu vực trên bầu trời đêm, người ta gọi là mưa sao băng. Và mỗi năm có khoảng 8 trận mưa sao băng lớn xuất hiện.

Hướng dẫn quan sát mưa sao băng Geminids

- Không cần (và không nên dùng) kính thiên văn hay bất cứ dụng cụ nào, hãy dùng mắt thường quan sát. Khác với đa số các trận mưa sao băng nhỏ hơn, chúng ta có thể quan sát Geminids trước nửa đêm khi bắt đầu thấy rõ chòm sao Gemini.

- Chọn địa điểm phù hợp, hạn chế nơi ô nhiễm không khí và không bị ánh sáng mạnh chiếu thẳng vào mắt, ví dụ như đèn trên các cột đèn đường, đèn từ các công trường xây dựng...

- Khi đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, người xem nên kiên nhẫn, đừng rời mắt khói bầu trời, ngay cả vào lúc cực điểm có thể sẽ nhìn liên tục tới 10 phút mới thấy một vệt sao băng bay qua.

Theo Hội thiên văn học trẻ Việt Nam

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 30/01/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News