Món ăn- bài thuốc cho thai phụ bị tiểu đường

Món ăn- bài thuốc cho thai phụ bị tiểu đườngNgười bệnh tiểu đường lúc mang thai cần ăn ít chất ngọt và các thức ăn tinh bột; nên ăn các thức ăn bổ âm giải nhiệt như mộc nhĩ trắng, bách hợp... Uống nhiều nước canh, ăn hoa quả để bớt háo khát như quýt, lê tươi, rau xanh...

Bệnh tiểu đường bình thường đã nguy hiểm đối với sức khỏe, khi người phụ nữ mang thai bị tiểu đường thì mức độ nguy hiểm lại tăng lên nhiều lần. Cũng có thể khi mang thai mới xuất hiện tiểu đường nhưng tất cả đều gọi là “bệnh tiểu đường khi mang thai”.

Bệnh tiểu đường khi mang thai phần nhiều phát sinh ở nửa giai đoạn đầu của thai nghén, chủ yếu liên quan tới việc thai nhi hấp thụ lấy đường glucoza và acid amin. Ngoài ra, rau thai còn có tác dụng kháng insulin, khiến cho insulin tiết ra không đầy đủ mà dẫn tới. Loại bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ và quá trình thai nghén như dễ gây sảy thai, tăng huyết áp, thai nhi bị dị tật bẩm sinh.

Đông y cho rằng bệnh tiểu đường là bệnh tiêu khát, chủ yếu do cơ thể vốn âm hư, lại do ăn uống không điều độ, cuộc sống tinh thần hay căng thẳng, tình dục mệt mỏi quá độ.

Tiểu đường khi mang thai chia hai loại. Một loại có triệu chứng điển hình như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, trọng lượng giảm, thị lực giảm, đường máu cao. Loại khác là trường hợp không có triệu chứng, tức là tiểu đường dạng ẩn, trong gia đình có người bị tiểu đường hoặc tiền sử sinh nở con to, dị dạng.

Nguyên tắc ăn uống

- Người bệnh tiểu đường lúc mang thai cần ăn ít chất ngọt và các thức ăn tinh bột; lúc mang thai, đại đa số cơ thể âm hư nên ăn các thức ăn bổ âm giải nhiệt như mộc nhĩ trắng, bách hợp... Ngoài ra, do tiểu nhiều nên mất nhiều thủy phần, phải bổ sung thể dịch và chất điện giải, nên uống nhiều nước canh, ăn hoa quả để bớt háo khát như quýt, lê tươi, rau xanh...

- Một số món ăn bài thuốc dành cho người tiểu đường lúc mang thai để bạn tham khảo và áp dụng:

Bài 1: Sinh sơn dược 120g, nấu với 1 lít nước, thay trà uống lúc ấm, uống hết thì ăn sơn dược.

Bài 2: Bột sinh sơn dược 80g, hạt sen bỏ lõi 20g, xích đậu giã nhừ 15g, bột gạo nếp 500g, trộn đều làm thành viên tròn nhỏ, nấu canh cùng ăn. Hai bài trên dùng cho người tiểu đường lúc mang thai, ăn uống không điều độ.

Bài 3: Râu ngô 50g, nước 1,5 lít, sắc còn 700ml, chia thành hai lần uống hết trong ngày, dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, khát nhiều.

Bài 4: Cám tiểu mạch, nấu cháo ăn, mỗi ngày ăn hai lần, mỗi lần một bát, dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai có âm hư, người bức bối.

Bài 5: Rễ lau tươi 30g, gạo tẻ 50g, thêm nước 1,5 lít, sắc rễ lau, lấy 1 lít nước sắc, cho gạo vào, nấu cháo ăn. Dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, âm hư, miệng khát.

Bài 6: Râu ngô 30-60g, thịt trai 50-200g, cùng nấu, thêm gia vị, uống cách ngày, dùng chữa bệnh tiểu đường, miệng khát.

Bài 7: Mướp đắng 150g, bỏ hạt, ruột, rửa sạch, thái lát mỏng, cho dầu lạc vào chảo đun, sau cho mướp đắng, lửa to xào đến 10 phần chín 7, thêm 100g đậu phụ, chút muối, tiếp dùng lửa to xào đến chín, mỗi ngày ăn một lần, ăn chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, đói, ăn nhiều.

Bài 8: Lá khoai lang 50g, bí xanh 100g, cùng thái vụn thêm nước vừa đủ nấu chín, ăn mỗi ngày một lần. Dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, ăn nhiều uống nhiều.

Bài 9: Hành củ tươi 100g, rửa sạch, dùng nước sôi hãm, thêm xì dầu vừa đủ làm rau ăn cơm, mỗi ngày hai lần, dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, ăn nhiều.

Bệnh tiểu đường khi mang thai rất nguy hiểm, cần chẩn đoán, chữa trị sớm. Nhất là trường hợp trạng thái chứng bệnh không rõ, cần hỏi tỉ mỉ tiền sử bệnh để giúp chẩn đoán. Mấu chốt của việc chữa trị là khống chế ăn uống để khống chế lượng đường huyết trong máu không cho tăng quá có thể dẫn đến sảy thai, hôn mê do tăng đường huyết. Trường hợp nhẹ có thể chỉ cần dùng ăn uống để chữa trị. Trường hợp nặng cần dùng thêm thuốc để chữa. Chữa trị bằng món ăn chỉ là phụ trợ, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và con. 

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News