Món ăn bổ dưỡng của người xưa

Khoai lang, nước dùng xương, kim chi... được người xưa dùng để bồi bổ sức khỏe.

Theo Mindbodygreen, bác sĩ đầu tiên trên thế giới Hippocrates nói: “Hãy để thức ăn là bài thuốc lành mạnh. Những loại thuốc bổ dưỡng chính là thực phẩm của chúng ta hàng ngày”. Người cổ đại ít mắc các bệnh mãn tính. Họ thường ăn 6 món bổ dưỡng sau đây.

Khoai lang

Món ăn bổ dưỡng của người xưa
Khoai lang giàu vitamin A, tốt cho làn da và mắt.

Khoai lang dùng làm thực phẩm ở Trung Mỹ hàng nghìn năm trước. Loại củ này du nhập đến châu Âu vào thế kỷ 16 do nhà thám hiểm hàng hải Christopher Columbus đưa về.

Các nghiên cứu cho thấy khoai lang giàu vitamin A, tốt cho làn da và mắt. Khoai lang cũng nhiều vitamin C, mangan, vitamin B6, kali, đồng và chất xơ.

Kombucha

Đây là một loại trà lên men, còn gọi là "Immortal Health Elixir" ở Trung Quốc cổ đại, tồn tại hơn 2.000 năm trước. Trà Kombucha giàu vitamin B, bổ sung năng lượng cho cơ thể. Các vitamin nhóm B trong trà cũng đóng vai trò như methyl làm giảm viêm trong cơ thể.

Kombucha chứa axit glucaric, chất được các nghiên cứu hiện đại cho thấy giúp ngăn ngừa ung thư. Ngoài ra, nó là thức uống lên men nên giúp tiêu hóa và miễn dịch.

Nước dùng xương

Nước dùng xương thường được dùng để bồi bổ sức khỏe cho người bệnh. Xương của con bò được nuôi bằng cỏ, hoặc xương gà hữu cơ rất bổ dưỡng. Khi hầm nhừ, các khoáng chất trong xương giải phóng vào nước dùng nên cơ thể có thể hấp thụ dễ dàng. Nước dùng xương nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Đây là món ăn phù hợp cho người bị nhạy cảm với thực phẩm, giảm cân, tăng vi khuẩn đường ruột, phản ứng tự miễn...

Kim chi

Kim chi là món ăn truyền thống của người Hàn Quốc. Các nghiên cứu cho thấy kim chi có tác dụng chống ung thư, giảm xơ vữa động mạch và đáp ứng tự miễn dịch.

Món ăn bổ dưỡng của người xưa
Kim chi có tác dụng chống ung thư, giảm xơ vữa động mạch và đáp ứng tự miễn dịch. (Ảnh: Rice'nFlour).

Dầu gan cá tuyết lên men

Dầu gan cá tuyết lên men, còn gọi là FCLO, được người Rome và Scandinavia dùng từ xa xưa. Món ăn giàu axit béo DHA và EPA, tốt cho não và sức khỏe thần kinh. FCLO cũng nhiều vitamin A và D.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Bệnh não mô cầu nhanh chóng cướp đi sinh mạng người bệnh

Bệnh não mô cầu nhanh chóng cướp đi sinh mạng người bệnh

Ổ chứa vi khuẩn não mô cầu trong tự nhiên là ở người, do vậy nguồn lây bệnh chủ yếu là bệnh nhân và người lành mang vi khuẩn.

Đăng ngày: 08/11/2018
Lý giải được tại sao CRISPR/Cas9 chưa thu được hiệu quả ở người

Lý giải được tại sao CRISPR/Cas9 chưa thu được hiệu quả ở người

Sở dĩ khoa học chưa thành công trong việc chỉnh sửa bộ gene người bằng cách sử dụng công nghệ CRISPR có thể là do hệ miễn dịch của người phản ứng với với protein Cas9.

Đăng ngày: 07/11/2018
4 thực phẩm rẻ tiền tốt ngang nhân sâm

4 thực phẩm rẻ tiền tốt ngang nhân sâm

Nhiều người quan niệm rằng, muốn bồi bổ sức khỏe thì phải tìm đến những thực phẩm khan hiếm, đắt đỏ, hoặc những vị thuốc đặc biệt, điều này không sai, nhưng không hoàn toàn đúng.

Đăng ngày: 07/11/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News