Mono trong xét nghiệm máu là gì?

Mono bào thực chất là một loại tế bào bạch cầu, tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm phần trăm mono bào tăng nhanh hay chậm mà sẽ có những biểu hiện bệnh lý khác nhau. Để tìm hiểu rõ hơn về bạch cầu mono trong xét nghiệm máu và người bệnh có khả năng mắc bệnh gì khi mono tăng hay giảm, các bạn có thể theo dõi thêm thông qua những thông tin được chia sẻ bên dưới.

Những điều cần biết về bạch cầu mono

Bạch cầu mono là một loại tế bào bạch cầu có trong cơ thể con người. Bạch cầu là những tế bào máu có tác dụng trong việc bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh. Bạch cầu trong suốt là một thành phần không thể thiếu của hệ miễn dịch, ngoại trừ máu thì lượng bạch cầu này được tìm thấy với số lượng lớn trong các hạch, mạch bạch huyết, lách và các mô khác trong cơ thể.

Riêng với hàm lượng bạch cầu mono có thời gian lưu hành trong máu ngắn, kéo dài không quá 20 giờ. Sau đó sẽ xuyên mạch vào tổ chức. Tại tổ chức chúng sẽ tăng kích thước và trở thành đại thực bào tổ chức.

Ở dạng này chúng có thể sống hàng tháng, thậm chí hàng năm và chúng có khả năng chống tác nhân gây bệnh rất mãnh liệt. Cơ thể con ngườ gồm 3 nhóm bạch cầu chính, được phân loại dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như hình dáng, cấu trúc...

  • Bạch cầu hạt: Có ba loại bạch cầu hạt là bạch cầu trung tính, bạch cầu ái kiềm và bạch cầu ái toan. Được phân loại dựa vào cấu trúc và cách bắt màu phẩm nhuộm là chủ yếu.
  • Tế bào lympho: Trong máu có ba loại lymphocyte: Tế bào B, tế bào T và các tế bào giết tự nhiên. Đây là các tế bào chuyên biệt của hệ miễn dịch và rất phổ biến trong hệ bạch huyết.
  • Bạch cầu đơn nhân: Bạch cầu đơn nhân trong máu khi trưởng thành có thể biệt hóa thành đại thực bào, tại các mô khác nhau của cơ thể.

Mono trong xét nghiệm máu là gì?

Mono trong xét nghiệm máu có ý nghĩa gì?

Chỉ số bạch cầu mono trong xét nghiệm máu thường thay đổi tùy theo bệnh, bị ảnh hưởng bởi việc dùng thuốc và một số bệnh lý khác kèm theo trước khi thực hiện xét nghiệm. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà bác sĩ kết luận chỉ số này tăng cao do bệnh gì, còn tùy thuộc vào các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân nữa.

Vì mono bào, chính là 1 loại tế bào bạch cầu nên khi kết quả xét nghiệm máu cho thấy phần trăm mono bào tăng nhẹ đơn độc. Nhưng tất cả các chỉ số khác đều bình thường, trong đó tính cả tổng số lượng bạch cầu, số lượng tuyệt đối của mono bào... Thì điều này chưa mang lại kết quả chuẩn xác, chưa báo hiệu bệnh lý bất thường, nên theo dõi thêm và có thể kiểm tra lại xét nghiệm máu khoảng 3-6 tháng sau. Tuy nhiên, nếu phần trăm mono bào tăng nhiều, số lượng tuyệt đối của mono bào cũng tăng thì là biểu hiện của bệnh lý. Đó có thể là do người bệnh đang gặp vấn đề về viêm nhiễm, bệnh lý tăng sinh của máu... cần kết hợp với khám lâm sàng cùng các xét nghiệm khác mới kết luận được chính xác nhất.

Kết quả mono trong xét nghiệm máu

Theo Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Thực – Bệnh viện Medlatec thì chỉ số bạch cầu mono bào gọi là bình thường thì sẽ ở mức từ 4 – 8.0%, nếu kết quả xét nghiệm cho lượng mono bào lớn hơn 8.0% chứng tỏ hàm lượng mono bào tăng và ngược lại.

Mono trong xét nghiệm máu là gì?
Chỉ số bạch cầu mono trong xét nghiệm máu thường thay đổi tùy theo bệnh.

Khi kết quả xét nghiệm máu cho thấy bạch cầu mono tăng, sẽ thể hiện một số bệnh lý thường gặp phải như: Bệnh do virus (cúm, quai bị, viêm gan); một số bệnh nhiễm khuẩn (viêm nội tâm mạc bán cấp (Osler), lao); sốt rét; bệnh chất tạo keo; chứng mất BC hạt do nhiễm độc dị ứng hay một số bệnh ác tính khác (đường tiêu hoá, bệnh Hogdkin, u tuỷ, bạch cầu cấp dòng mono...).

BS. Nguyễn Thị Hòa - Bệnh viện đa khoa Đống Đa cũng cho biết thêm, khi thực hiện xét nghiệm máu mà có phần trăm bạch cầu mono tăng, thì đó là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan như đã nói. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào tổng số lượng bạch cầu (WBC) của bệnh nhân như thế nào, nếu số lượng bạch cầu trong giới hạn bình thường và không kèm theo triệu chứng gì khác thì chứng tỏ chưa có kết luận nào về ý nghĩa của mono trong xét nghiệm máu.

Còn nếu như trường hợp phần trăm bạch cầu mono giảm, thì khả năng bệnh nhân đang mắc phải suy giảm miễn dịch, bệnh nhiễm kí sinh trùng, sức đề kháng của cơ thể suy yếu, rối loạn sinh tủy, suy tủy... là rất cao.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Sai lầm khi ăn hải sản nhiều người mắc

Sai lầm khi ăn hải sản nhiều người mắc

Ăn hải sản chưa chín, uống cùng rượu bia, hải sản đông lạnh quá lâu không được chế biến kỹ... ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Đăng ngày: 23/02/2019
Các nhà khoa học Nhật Bản tìm ra cách tăng tuổi thọ

Các nhà khoa học Nhật Bản tìm ra cách tăng tuổi thọ

Một nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tìm ra cách kích hoạt cơ chế “autophagy” – một chức năng trao đổi chất quan trọng trong các tế bào, khiến quá trình lão hoá chậm hơn và tuổi thọ sẽ dài hơn.

Đăng ngày: 22/02/2019

"Kho báu" chống tuổi già, ung thư trong cơ thể cá mập

Con người có thể tiến gần ước mơ bất lão, thoát khỏi bệnh ung thư với "kho báu" mà các nhà khoa học vừa tìm thấy ở cá mập trắng.

Đăng ngày: 21/02/2019
Dịch tả lợn có lây sang người?

Dịch tả lợn có lây sang người?

Thông tin dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại một số địa phương ở Việt Nam khiến không ít người lo lắng đặt câu hỏi dịch tả lợn có lây nhiễm sang người?

Đăng ngày: 21/02/2019
Tin vui của y học: Xuất hiện kháng thể chống lại được tất cả các virus cúm trên đời

Tin vui của y học: Xuất hiện kháng thể chống lại được tất cả các virus cúm trên đời

Từ lâu loài người đã ấp ủ dự định tạo ra một loại vaccine, hoặc một loại thuốc nào đó có thể xử lỷ được toàn bộ các chủng virus cúm hiện hành.

Đăng ngày: 21/02/2019
Làm sao bác sĩ, y tá có thể chắc chắn kim tiêm đã đi vào đúng tĩnh mạch bệnh nhân?

Làm sao bác sĩ, y tá có thể chắc chắn kim tiêm đã đi vào đúng tĩnh mạch bệnh nhân?

Trước hết cần phải hiểu rằng, các bác sĩ, y tá hầu hết đã có kinh nghiệm trong việc xác định đúng vị trí tĩnh mạch và kỹ thuật tiêm nên mới có thể làm được như vậy.

Đăng ngày: 21/02/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News