Một hệ sinh thái hóa thạch 8,7 triệu năm tuổi bị chôn vùi dưới trường học
Theo The Guardian ngày 15/9, các hóa thạch biển có niên đại từ 8,7 triệu năm trước đã được phát hiện bên dưới một trường trung học San Pedro ở phía nam Los Angeles thuộc tiểu bang California (Mỹ).
Hai địa điểm tìm thấy hóa thạch bao gồm một lớp xương có niên đại 8,7 triệu năm từ thời kỳ Miocene (tức thế Trung Tân) và một lớp vỏ có niên đại 120.000 năm từ giai đoạn Pleistocene (Canh Tân).
Hóa thạch hàm dưới của một con cá hồi răng kiếm được tìm thấy dưới trường học San Pedro ở Los Angeles (Mỹ). (Ảnh: Envicom Corp).
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra các hóa thạch đốt sống, xương sườn của một loài cá heo và xương hàm của một loài cá hồi răng kiếm đã tuyệt chủng, cùng hàng trăm đốt sống cá nhỏ khác.
Theo báo LAist, những khám phá này được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 6/2022 đến tháng 7/2024.
Trả lời tờ Los Angeles Times, ông Richard Behl, nhà địa chất của Đại học bang California tại Long Beach cho biết các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm thành phần hóa học và khoáng chất của các hóa thạch. Ông Behl cho biết các nhà khoa học hiện nỗ lực tìm và ghép các manh mối lại với nhau, đồng thời nói thêm các hóa thạch từ thời kỳ Miocene được bao bọc trong diatomit hay đất tảo cát.
"Đó là toàn bộ hệ sinh thái từ một thời đại đã qua. Chúng tôi có tất cả bằng chứng này để giúp các nhà nghiên cứu trong tương lai tổng hợp lại toàn bộ hệ sinh thái trông như thế nào cách đây gần 9 triệu năm. Điều đó thực sự hiếm có", theo ông Wayne Bischoff, Giám đốc tài nguyên văn hóa tại Tập đoàn tư vấn Envicom Corporation (Mỹ).
Các hóa thạch đã được phân phối cho các tổ chức nghiên cứu và giáo dục, bao gồm Học khu Thống nhất Los Angeles, thủy cung Cabrillo ở San Pedro, Đại học bang California và bảo tàng lịch sử tự nhiên quận Los Angeles.

Đôi giày đặc biệt của chiến binh đất nung mộ Tần Thủy Hoàng
Đôi giày ở chân một cung thủ trong đội quân đất nung có nhiều đặc điểm ưu việt, thể hiện trình độ thủ công xuất sắc dưới thời nhà Tần.

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"
Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.

Định lý Pythagore được tìm thấy trên các tấm đất sét của người Babylon cổ đại, có trước thời Pythagoras 1.000 năm
Các nhà khoa học của Đại học New South Wales đã phát hiện ra mục đích của tấm đất sét Babylon 3.700 năm tuổi nổi tiếng, tiết lộ đây là bảng lượng giác cổ nhất và chính xác nhất thế giới.

Phát hiện loài cá mập có niên đại 325 triệu năm làm hé lộ lịch sử Trái đất
Nằm sâu bên trong lòng đất tiểu bang Kentucky (Mỹ), ẩn chứa một kho báu cổ sinh vật thu hút sự chú ý của giới khảo cổ học.

Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?
55 triệu năm trước, những con ngựa sơ khai đã trải qua giai đoạn cơ thể bị teo nhỏ bất thường. Loài người chúng ta có thể đang bước vào giai đoạn đó bởi một tác nhân khó tưởng tượng.

Công nghệ ADN giúp tái dựng gương mặt hoàng đế Trung Quốc thời Bắc Chu
ADN cổ đại được phục hồi từ hài cốt của một hoàng đế Trung Quốc ở thế kỷ thứ VI, đã giúp tái dựng gương mặt của nhà lãnh đạo này.
