Một loài đã tiến hóa đủ để sử dụng công cụ như con người đồ đá
Nguồn gốc của hành vi sử dụng công cụ đá của loài người thời đại đồ đá bắt đầu một cách vô cùng bất ngờ, được hé lộ qua thí nghiệm gây kinh ngạc của Đại học Tübingen và Viện Công nghệ tiến hóa Max Planck.
Theo Sci News, những con đười ươi (Pongo pygmaeus) đã được thử cho sử dụng những công cụ sơ khai mà con người đã sử dụng trong thời đồ đá. Đó là một loại búa đá và dao bằng đá lửa, mà các hiện vật được khai quật có tuổi đời khoảng 3,3 triệu năm.
Tiến sĩ Monte-Rodrigo từ Khoa Sinh thái tiền sử và Đệ Tứ tại Đại học Tübingen (Đức), tác giả chính của nghiên cứu đã thử nghiệm trên 5 con đười ươi chưa từng được huấn luyện.
Các công cụ đá thời tiền sử - (Ảnh: History).
Thử nghiệm đầu tiên, họ thử khả năng chế tạo và sử dụng công cụ bằng cách cung cấp một chiếc búa bê tông, một lõi đá thô và 2 hộp chứa thức ăn. Muốn lấy thức ăn, chúng cần phải tạo ra cái gì đó đủ để cắt đứt dây và lớp bọc silicon để khui hộp.
Tuy nhiên 2 con đười ươi chỉ đập búa vào sàn và tường của nơi chúng đang bị nhốt, không hề nhắm vào lõi đá.
Nhưng thí nghiệm thứ 2 đã đem lại bất ngờ. Lần này, những con đười ươi được phát cho một mảnh đá lửa sắc nhọn y như công cụ đá con người tiền sử tạo nên, đủ để cắt phần silicon để khui hộp chứa thức ăn. Các nhà khoa học đã chế tạo mảnh đá lửa này trước mặt 3 con đười ươi khác bằng cách dùng búa bê tông đập vào lõi đá để tạo cạnh sắc, và để 2 con ban nãy quan sát.
3 con đười ươi được phát cho dao đá đã chứng minh chúng dễ dàng dùng để cắt lớp bọc silicon và lấy thức ăn trong hộp.
Thú vị hơn, một con đười ươi cái trong 2 con lúc đầu đã bắt chước con người, dùng búa bê tong đập vào lõi đá về phía các mép để chế tạo cho mình một công cụ cắt y như các con kia!
Kết quả này cho thấy 2 điều kiện tiên quyết cho sự xuất hiện công cụ đá đó là công nhận đá sắc nhọn là công cụ cắt và biết đập để tạo ra các mảnh đá sắc, có thể đã tồn tại từ thời tổ tiên chung cuối cùng của chúng ta và đười ươi, tức 13 triệu năm trước.
Các phát hiện vừa được công bố trên tạp chí PLOS One.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.
