Một phần ba hệ thực vật nhiệt đới tại châu Phi có nguy cơ tuyệt chủng

Các nhà nghiên cứu tiến hành khảo sát đối với 22.000 loài thực vật nhiệt đới tại châu Phi và phát hiện có 7.000 loài, tương đương 32%, thuộc diện có nguy cơ hoặc đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

Phóng viên tại Algiers dẫn bài viết đăng trên tạp chí Science Advances ngày 20/11 cho biết 1/3 hệ thực vật nhiệt đới tại châu Phi đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

Đáng chú ý, những loài thực vật bị đe dọa nhiều nhất đều có mặt trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

Một phần ba hệ thực vật nhiệt đới tại châu Phi có nguy cơ tuyệt chủng
Một loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cực kỳ cao ở Tanzania. (Nguồn: mongabay.com).

Theo bài viết, các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát đối với 22.000 loài thực vật nhiệt đới tại châu Phi và phát hiện có 7.000 loài, tương đương 32%, thuộc diện có nguy cơ hoặc đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

Nguy cơ này được đánh giá dựa trên một trong hai tiêu chí của IUCN về suy giảm số lượng tổng thể và thu hẹp mật độ phân bổ theo địa lý.

Cũng theo nghiên cứu, những khu vực có hệ thực vật bị ảnh hưởng nhiều nhất là ở Ethiopia, miền Trung Tanzania, miền Nam Cộng hòa Dân chủ Congo và các vùng rừng ở Tây Phi.

Tuy nhiên, do đây chỉ là số liệu khảo sát sơ bộ nên nhóm nghiên cứu hy vọng sau khi kết quả nghiên cứu được công bố, các chính phủ cũng như cộng đồng quốc tế sẽ quan tâm đúng mực hơn đối với việc bảo vệ, bảo tồn hệ thực vật nói riêng và đa dạng sinh học nói chung ở Lục địa Đen.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện khả năng đặc biệt của loài ong có thể tự cứu mình khỏi chết đuối

Phát hiện khả năng đặc biệt của loài ong có thể tự cứu mình khỏi chết đuối

Theo một nghiên cứu mới, những con ong khi bị rơi xuống nước để tránh bị chết đuối chúng biết cách sử dụng đôi cánh để di chuyển trên mặt nước, tạo ra những đợt sóng với nhịp đập để lướt sóng theo hướng an toàn.

Đăng ngày: 20/11/2019
Những điều cần biết bọ xít hút máu

Những điều cần biết bọ xít hút máu

Thư gửi từ một bà mẹ đến bác sĩ Manny: "Con trai tôi tìm thấy một con bọ ở sân sau. Chúng tôi đi xác định đó là một con bọ xít hút máu! Chúng có nguy hiểm không? Tại sao chúng nguy hiểm?”

Đăng ngày: 19/11/2019
Bí mật của cây cổ nhất thế giới còn sống

Bí mật của cây cổ nhất thế giới còn sống

Cây Methuselah vẫn bám rễ tại nơi nó mọc hơn 4.800 năm, trước cả khi Kim Tự Tháp Ai Cập xuất hiện. - VnExpress Du lịch

Đăng ngày: 19/11/2019
Vi khuẩn trong ruột có thể làm thay đổi quá trình lão hóa

Vi khuẩn trong ruột có thể làm thay đổi quá trình lão hóa

Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế do Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore (NTU Singapore) dẫn đầu đã phát hiện ra rằng các vi sinh vật sống trong ruột có thể làm thay đổi quá trình lão hóa.

Đăng ngày: 18/11/2019
Thân cây lớn cháy rực từ bên trong

Thân cây lớn cháy rực từ bên trong

Cư dân Australia trên đường trở về nhà sau đám cháy rừng phát hiện một cây gỗ lớn bị thiêu rỗng ruột do lửa bốc cháy từ bên trong.

Đăng ngày: 18/11/2019
Chủng vi khuẩn ăn thịt kết hợp với nhau gây nhiễm trùng chết người

Chủng vi khuẩn ăn thịt kết hợp với nhau gây nhiễm trùng chết người

Theo một nghiên cứu được công bố trong Proceedings của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS), hai chủng vi khuẩn ăn thịt có thể phối hợp với nhau để gây ra thiệt hại tối đa cho cơ thể con người.

Đăng ngày: 15/11/2019
Đường dây tải điện khiến ong mật hung dữ hơn

Đường dây tải điện khiến ong mật hung dữ hơn

Các nhà khoa học phát hiện thấy những con ong mật Apis mellifera tiếp xúc với các trường điện từ tương tự như các trường điện từ gần bề mặt đất quanh các đường dây điện, đã trở nên hung dữ hơn với nhau. Ngoài ra, khả năng huấn luyện của chúng bị giảm đáng kể.

Đăng ngày: 15/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News