Một số lưu ý cho mẹ nhiễm HIV trong giai đoạn sau sinh

Phụ nữ nhiễm HIV sau sinh, cần đề phòng gì ?

- BS ĐÀO XUÂN DŨNG (Chuyên khoa II, Sản phụ khoa): Ở những người mẹ bị nhiễm HIV người ta nhận thấy có sự gia tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết sau đẻ, sùi mào gà rộng và sốt liên quan đến lao hoặc các nguyên nhan không rõ. 

(Ảnh: TTO)

Giai đoạn sau khi sinh có lẽ là một trong những thời điểm dễ bị tổn thương nhất đối với những phụ nữ đã bị suy giảm miễn dịch.  

Những nhiễm khuẩn bất thường cũng có thể gặp như viêm phúc mạc sau một phẫu thuật thông lệ như thắt vòi trứng sau đẻ hoặc viêm xương vệ sau chuyển dạ tự nhiên. 

Bí đái cũng có thể xảy ra do tổn thương hệ thần kinh liên quan đến HIV. 

Khó phân biệt về mặt lâm sàng giữa rối nhiễu tâm thần sau đẻ, sốt rét thể não với những biến chứng não liên quan đến HIV.

Việc điều trị những biến chứng, bệnh nhiễm khuẩn ở những bệnh nhân có HIV+ cần dùng kháng sinh mạnh hơn so với những bệnh nhân khác. 

Một nguyên tắc chung cần nhớ là việc truyền máu và truyền những sản phẩm của máu luôn có nguy cơ thực sự gây lây nhiễm HIV. Do đó việc truyền máu chỉ nên dành cho những biến chứng đe doạ đến tính mạng và không nên chỉ định một cách tùy tiện, ví dụ như thiếu máu trung bình trong giai đoạn sau đẻ.  

Trong những tuần đầu sau đẻ, khi người phụ nữ hãy còn ra sản dịch lẫn máu và vết thương ở âm hộ và âm đạo hãy còn chưa lành thì quan hệ tình dục với người chồng có HIV+ thì dễ bị nhiễm HIV (nếu như người phụ nữ không bị nhiễm từ trước). Cũng như vậy, người phụ nữ sau đẻ có HIV+ cũng dễ lây nhiễm HIV sang người đàn ông.

Những phụ nữ bị nhiễm HIV/AIDS có thể có nhiều vấn đề tâm lý đặc biệt. Đó là sợ bị cộng đồng khinh rẻ, ghê sợ, bị người thân chì trích, bị những người chăm sóc bỏ rơi. 

Không tin chắc đứa con đẻ ra khoẻ mạnh luôn ám ảnh người mẹ và cảm giác phạm tội lại nhen nhúm ở người mẹ do đã lây bệnh cho con. 

Nếu những cảm giác này quá nhiều thì có thể trở thành những dấu hiệu của bệnh tinh thần rất khó phân biệt với rối nhiễu tâm thần sau đẻ hoặc những biến chứng não do nhiễm HIV.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 30/06/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 29/06/2025
10 điều bạn cần biết về đậu phụ

10 điều bạn cần biết về đậu phụ

Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News