Mùa rắn độc tới sớm khi Australia trải qua nhiệt độ cao bất thường

Nhiệt độ toàn cầu ấm lên đang trở thành một môi trường lý tưởng để rắn hoạt động.

Theo đài truyền hình CNN, khi bờ biển phía Đông Australia trải qua một trong những mùa đông ấm nhất từ trước tới nay, mùa rắn sinh sôi dường như cũng đã tới sớm hơn mọi khi. Công viên Bò sát Australia đã đưa ra cảnh báo khẩn cấp để mọi người đề phòng rắn độc.

Trong một thông báo mới nhất, Công viên Bò sát Australia cho biết nhiệt độ tăng cùng với lượng mưa mùa đông là môi trường hoàn hảo để rắn độc hoạt động tích cực hơn.

Mùa rắn độc tới sớm khi Australia trải qua nhiệt độ cao bất thường
Khi nhiệt độ tăng, rắn bắt đầu hoạt động tích cực dần. (Ảnh minh họa: Công viên Bò sát Australia).

Thông thường, khi mùa đông giá lạnh, rắn sẽ có xu hướng tìm chỗ ẩn náu “ngủ đông”. Chờ cho đến khi nhiệt độ bắt đầu tăng trở lại vào tháng 9, chúng mới bắt đầu hoạt động tích cực dần.

Tuy nhiên, với tình trạng Trái đất ấm lên hiện giờ, sức nóng đang khiến rắn xuất hiện sớm hơn bình thường. Các đơn vị bắt rắn cũng ghi nhận các cuộc gọi báo gia tăng đáng kể từ người dân – một hiện tượng hiếm thấy vào thời điểm này trong năm.

“Điều quan trọng là tất cả người Australia đều biết rằng rắn không tìm cách làm hại con người. Rắn cắn lại khi mọi người tìm cách bắt hoặc giết rắn, vì vậy nếu bạn không làm một trong hai điều đó, thì khả năng cao là bạn sẽ không sao!”, Billy Collett, Giám đốc điều hành công viên, trấn an.

Tuy nhiên, ông kêu gọi mọi người học cách đối phó với vết rắn cắn, đặc biệt là vết thương do rắn độc cắn có thể gây tử vong chỉ trong 30 phút. Các biện pháp này bao gồm giữ bình tĩnh cho nạn nhân bị cắn, tháo đồ trang sức, đồng hồ và băng bó toàn bộ phần chân tay, không chỉ vùng bị cắn. Ông cũng khuyến nghị mọi người không chất củi và các đồ vật khác ở sân nhà vì có thể tạo môi trường sống lý tưởng cho rắn.

Dữ liệu từ Cục Khí tượng Australia cho thấy tháng trước là tháng 7 nóng thứ tư được ghi nhận trong lịch sử ở New South Wales. Trên khắp Australia, nhiệt độ trung bình cũng cao hơn gần 1,2 độ C so với thời điểm này trong các năm trước.

Tại Vương quốc Anh – quốc gia năm nay đã trải qua tháng 6 nóng nhất được ghi nhận, nhiệt độ tăng cao cũng đang ảnh hưởng đến quần thể rắn của nước này - đặc biệt là rắn cảnh.

Tổ chức phi lợi nhuận về động vật, Hiệp hội Phòng chống Ngược đãi Động vật Hoàng gia (RSPCA), cho biết ngày càng có nhiều rắn bị nhốt trong lồng trốn thoát ra ngoài do khí hậu ấm lên.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hàng ngàn hộ dân bị mất điện bởi…1 con cá

Hàng ngàn hộ dân bị mất điện bởi…1 con cá

Một thị trấn của tiểu bang New Jersey (Mỹ) một chuyện thật như đùa đã xảy ra: một con chim sau khi đi săn trên đường đi đã thả rơi một con cá, và điều đó đã gây ra sự cố mất điện đến một phần của thị trấn này.

Đăng ngày: 18/08/2023
Nạn cua xanh xâm lấn chưa qua, thành phố Italy lại đau đầu đối phó lợn rừng

Nạn cua xanh xâm lấn chưa qua, thành phố Italy lại đau đầu đối phó lợn rừng

Vấn đề lợn rừng ở Italy ngày càng trầm trọng bất chấp nỗ lực săn bắt để giảm số lượng tại các thành phố.

Đăng ngày: 17/08/2023
Thiên tài Darwin ngạc nhiên về trí thông minh của loài giun đất

Thiên tài Darwin ngạc nhiên về trí thông minh của loài giun đất

Cuốn sách cuối cùng của Charles Darwin là Sự hình thành của nấm mốc thực vật, xuất bản năm 1881, thông qua hành động của giun đất, đã nói lên nhiều điều.

Đăng ngày: 16/08/2023
Thách thức voi dữ, tê giác nhanh chóng nhận bài học đắt giá

Thách thức voi dữ, tê giác nhanh chóng nhận bài học đắt giá

Con tê giác trả giá cho hành động dại dột khi bị voi dễ dàng quật ngã.

Đăng ngày: 15/08/2023
Tốc độ

Tốc độ "khủng khiếp" của rồng Komodo khi truy đuổi con mồi

Trong họ nhà thằn lằn, rồng Komodo cũng là loài có tốc độ nhanh nhất lên tới 20 km/h khi chạy.

Đăng ngày: 14/08/2023
Những thước phim rắn tự ăn thịt chính mình

Những thước phim rắn tự ăn thịt chính mình

Một số con rắn sống trong điều kiện nuôi nhốt có hành vi tự nuốt đuôi, nhiều khả năng do căng thẳng, bối rối, bệnh tật, thậm chí cơn đói.

Đăng ngày: 14/08/2023
Loài cá châu Á có thể nhảy cao tới 3m đang xâm lấn khiến nước Mỹ đòi chặn đứng đường di cư

Loài cá châu Á có thể nhảy cao tới 3m đang xâm lấn khiến nước Mỹ đòi chặn đứng đường di cư

Loài cá này đã khiến các nhà chức trách nước Mỹ tiêu tốn hơn 200 triệu USD để ngăn chặn sự xâm lấn của chúng.

Đăng ngày: 12/08/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News