Mưa sao băng mới từ "Thiên Đàn" rơi xuống Trái đất một lần duy nhất

NASA cho biết một cơn mưa sao băng xuất phát từ chòm sao Thiên Đàn (Ara), chưa từng được lịch sử ghi nhận, sẽ xuất hiện vào mùa thu năm nay.

Theo tờ Space, cơn mưa sao băng hoàn toàn mới này sẽ được tạo ra khi Trái đất đi vào vùng đá bụi bất thường của sao chổi tên 15P/Finlay, một sao chổi có đường kính khoảng 2 km và có thể chỉ tạo ra mưa sao băng cho Trái đất một lần duy nhất.


Mưa sao băng mới sẽ phát ra từ phía chòm sao Thiên Đàn (Ara), một chòm sao nằm giữa các chòm Viễn Vọng Kính (Telescopium), Củ Xích (Norma), Khổng Tước (Pavo), Nam Tam Giác (Triangulum Australe) - (Ảnh: IN THE SKY).

Nguyên nhân là quỹ đạo dòng bụi của sao chổi này thay đổi hình dạng và kích thước theo thời gian. Quỹ đạo Trái đất sẽ không giao thoa đều đặn hàng năm hay 2 lần/năm với dòng bụi này như đối với những vật thể tạo mưa sao băng quen thuộc khác như sao chổi Halley hay tiểu hành tinh 3200 Phaethon.


Một trận mưa sao băng khác tên Lyrids - (ảnh: SPACE).

Theo tiến sĩ Diego Janches từ Trung tâm Chuyến bay không gian Goddard của NASA, cơn mưa sao băng này có thể xuất phát từ chòm sao Thiên Đàn (còn có tên là Tế Đàn, tên La Tinh là Ara). Nó hiện vẫn mang cái tên tạm "Finlay-id", lấy từ tên của sao chổi thay vì lấy theo tên chòm sao xuất phát như các trận mưa sao băng quen thuộc khác.

NASA cho biết mưa sao băng có thể rơi vào mùa thu năm nay. Nhưng rất tiếc bạn sẽ khó lòng quan sát hiện tượng độc nhất vô nhị này vì có thể trong suốt 10 ngày rơi, mưa sao băng chỉ hiển thị trên bầu trời vùng gần cực Nam, tức vùng biển băng giá gần Nam Cực. Nếu may mắn, có thể chỉ một vài quốc gia ở Nam Bán Cầu chiêm ngưỡng được nó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News