Mỹ phát triển thiết bị hỗ trợ lưỡi điều khiển điện thoại, máy tính
Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) tại Mỹ đang phát triển một thiết bị giúp người sử dụng dùng lưỡi để điều khiển điện thoại thông minh hoặc máy tính.
Thiết bị MouthPad giúp lưỡi điều khiển điện thoại. (Ảnh: Daily Mail)
Tờ Daily Mail (Anh) ngày 20/4 đưa tin thiết bị có tên MouthPad này kết nối với điện thoại thông minh hoặc máy tính qua Bluetooth tạo điều kiện để người sử dụng chọn các mục nhờ dịch chuyển lưỡi qua một bảng chip.
Đội ngũ tại công ty khởi nghiệp Augmental, một nhánh của MIT Media Lab, hy vọng phát minh của họ sẽ giúp những người khuyết tật độc lập hơn trong kiểm soát cuộc sống.
MouthPad sử dụng thuật toán học máy bên trong bộ xử lý để theo sát chính xác vị trí lưỡi của người dùng. Sau đó, nó chuyển đổi những chuyển động nhỏ này thành các lệnh con trỏ, tạo điều kiện cho người dùng thực hiện bất kỳ hành động nào mà máy tính hoặc điện thoại của họ có khả năng thực hiện. Điều này có thể bao gồm các công việc hàng ngày như gửi thư điện tử (email) và bật đèn.
Thiết bị này chưa được bán trên thị trường. (Ảnh: Daily Mail).
Kỹ sư tại Augmental, ông Corten Singer chia sẻ: “Khi nghiên cứu các tình huống và bối cảnh trong đó người dùng bị hạn chế kiểm soát bằng tay, chúng tôi đã phát triển một nền tảng trong miệng tạo điều kiện tương tác với thiết bị thuận tiện ngày nay”.
Mỗi chiếc MouthPad được sản xuất riêng cho người đeo. Nhà sản xuất sẽ chèn bảng mạch linh hoạt với các cảm biến, bộ xử lý và Bluetooth vào trong hộp chống nước bọt khớp với hàm răng của người sử dụng.
Thiết bị này sau đó có thể kết nối và điều khiển điện thoại thông minh hệ điều hành iOS cùng Android, hoặc máy tính hệ điều hành Windows, Mac.
MouthPad hiện chưa được đưa ra thị trường nhưng những người quan tâm có thể đăng ký vào danh sách chờ để nhận phiên bản thử nghiệm.

Các nhà khoa học đã tạo ra một cỗ máy phát điện không cần nhiên liệu
Cỗ máy phát điện kỳ lạ này có thể sản xuất tới 10KW điện liên tục mà không cần nhiên liệu trong suốt 24 giờ mỗi ngày.

Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới
Đường hầm gió siêu thanh (hoặc siêu tốc) được thiết kế để mô phỏng cho các phương tiện di chuyển với tốc độ lên đến Mach 30 ở độ cao từ ở độ cao từ 40km đến 100km.

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Siêu máy tính dự đoán cuộc đại tuyệt chủng vào năm 2100
Các nhà khoa học đã chạy một chương trình giả lập bằng siêu máy tính, mô tả cuộc đại tuyệt chủng trên Trái đất vào năm 2100.
