Nam giới đi tiểu thế nào đúng khoa học?

Thói quen đi tiểu đứng ở nam giới (hay còn gọi là "tiểu đứng") đã hình thành ở đa số các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, phương thức này lại không đúng theo khoa học.

Ngày 16/5, công ty phân tích dữ liệu YouGov đã công bố kết quả của một cuộc khảo sát thú vị, khi phân tích tỷ lệ nam giới tiểu đứng và tiểu ngồi theo quốc gia.

Theo đó, tại Đức, có tới 62% tỷ lệ nam giới đi tiểu theo cách ngồi xuống. Trong khi đó tại một số quốc gia khác như Mỹ, Anh... chỉ có vỏn vẹn 23 - 24% nam giới được khảo sát làm điều này.


Tư thế đi tiểu thường thấy ở nam giới.

Bên cạnh đó, nam giới trẻ tuổi dường như có xu hướng tiểu ngồi nhiều hơn so với những người đàn ông lớn tuổi.

Vậy, thực sự cách đi tiểu nào mới là đúng theo khoa học?

Theo Gerald Collins, một bác sĩ phẫu thuật tiết niệu tại Bệnh viện Alexandra, Anh, tiểu ngồi sẽ tốt hơn cho nam giới. Đó đơn giản là vì tư thế này sẽ giúp bạn làm trống bàng quang hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, khi chúng ta đứng, các cơ ở xương chậu bị giãn căng, và không mang đến sự thoải mái. Khi bạn ngồi xuống, các cơ được thư giãn, làm cho việc đi tiểu nhanh hơn và thuận tiện hơn.

Điều này thực sự mang đến nhiều lợi ích về mặt sức khỏe, như tránh nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, hay sỏi bàng quang do nước tiểu còn đọng lại trong quá trình tiểu tiện.

Trước đó, một nghiên cứu đã được thực hiện với đối tượng là những người đàn ông bị phì đại tuyến tiền liệt. Kết quả của nghiên cứu khẳng định những bệnh nhân có triệu chứng đường tiết niệu dưới (LUTS) có thể đi tiểu dễ hơn khi họ thử ngồi xuống.

"Tư thế ngồi là tư thế tốt nhất cho nam giới có vấn đề về tiểu tiện. Điều này rất quan trọng về mặt lâm sàng, vì nước tiểu còn sót lại có thể dẫn đến các biến chứng như viêm bàng quang và sỏi bàng quang", nghiên cứu cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, nhồi máu cơ tim, đột quỵ là bệnh dễ xảy ra trong thời tiết nắng nóng kéo dài hiện nay.

Đăng ngày: 12/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Top 3 loại thịt được mệnh danh là

Top 3 loại thịt được mệnh danh là "khắc tinh" của bệnh mỡ máu và huyết áp cao, giá lại rẻ

Các bác sĩ luôn khuyến cáo bạn nên ăn thịt đỏ ở một lượng vừa phải. Thay vào đó, bạn có thể tiêu thụ những loại thịt tốt cho sức khỏe hơn.

Đăng ngày: 10/04/2025
Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Măng là một thức ăn được nhân dân ta dùng rất phổ biến. Tuy vậy khi ăn măng tươi chúng ta cần chú ý đề phòng ngộ độc vì trong măng có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thu

Đăng ngày: 10/04/2025
Loại quả đặc biệt tồn tại qua 3.000 năm, ăn vừa ngon vừa mang lại làn da tươi trẻ

Loại quả đặc biệt tồn tại qua 3.000 năm, ăn vừa ngon vừa mang lại làn da tươi trẻ

Quả thanh mai, còn gọi là dâu rừng, được cư dân Á Đông sử dụng từ rất lâu về trước bởi khả năng chống lão hóa của chúng.

Đăng ngày: 10/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News