Nặn mụn có thể gây chết người hay không?
Nếu đã từng trải qua độ tuổi thiếu niên, có lẽ bạn sẽ không lạ gì những ngày tháng chiến đấu với mụn: Bạn bắt đầu nhận thấy một vết sưng hình thành trên trán, dưới cằm hay thậm chí ngay trên mũi. Sau đó, chúng phát triển thành các đầu mủ màu trắng.
Nặn mụn có khiến bạn tử vong hay không?
Một vài người cảm thấy điều này thật mất thẩm mĩ và họ bắt đầu nặn chúng. Mặc dù các bác sĩ da liễu luôn khuyên rằng đừng bao giờ làm điều đó, mỗi ngày bạn vẫn có thể nặn một vài đầu mụn.
Thêm vào đó, đa số các lần nặn mụn diễn ra rất bình thường khiến chúng ta chủ quan. Thực ra, đó là một trò chơi may rủi mà bạn không hề biết. Mỗi lần nặn mụn có thể để lại cho bạn những vết sẹo hoặc tệ hơn là nhiễm trùng. Khi bạn nặn mụn, thực chất là bạn đang cố gắng làm vỡ lớp da của mình. Lớp da bị xé rách tạo cơ hội cho vi khuẩn từ tay xâm nhập vết thương. Nếu không may, nó sẽ để lại một vết sẹo, nhiễm trùng khiến bạn ốm nặng hoặc thậm chí tử vong.
Khu vực "tam giác chết" trên khuôn mặt.
Thực tế, trên khuôn mặt tồn tại một khu vực gọi là “tam giác chết”. Nếu bị nhiễm trùng nặng ở khu vực này có thể khiến bạn tử vong. Câu hỏi là tại sao chúng lại nguy hiểm như vậy? Lí do bởi các mạch máu ở khu vực này dẫn đến phía sau đầu bạn và tới các cơ quan của não. Khu vực này cũng tiếp giáp với xoang mũi. Nếu không được điều trị kịp thời, một nhiễm trùng khoang mũi có thể nhanh chóng trở nên nghiêm trọng. Nó có thể gây mất thị giác, tê liệt hoặc thậm chí tử vong.
Các tĩnh mạch quanh mũi, miệng và mắt rất gần với não. Nếu vi khuẩn có thể xâm nhập ở khu vực này, nó là một mối đe dọa thực sự cho não. Một lần bị đứt tay và chảy máu nhiều cũng không nguy hiểm bằng việc bạn nặn mụn trên mặt và đánh cược rằng tay mình không có vi khuẩn.
Giờ có lẽ bạn đã hiểu tại sao nên cân nhắc trước khi làm điều gì đó với khu vực “tam giác chết” trên mặt của mình. Không chỉ riêng nặn mụn, ngoáy mũi cũng là một thói quen cần cảnh giác. Nếu thấy một sợi lông mũi quá dài, tốt nhất là cắt nó bằng kéo. Nhiều người có thói quan bứt cả sợi lông, họ đang đánh cuộc với mạng sống của chính mình.
Những sợi lông mũi là nơi chứa nhiều vi khuẩn hơn cả. Chúng sinh ra chỉ để cản vi khuẩn thâm nhập vào sâu hệ hô hấp. Nhổ một sợi lông ở mũi vừa gây ra nguy cơ nhiễm trùng đồng thời khiến hệ thống phòng vệ của cơ thể tổn hại.
Tốt nhất, bạn hãy để mụn phát triển tự nhiên.
Cuối cùng, có thể bạn sẽ hỏi rằng chúng ta cần xử lí như thế nào với những nốt mụn? Biện pháp tốt nhất vẫn là phòng tránh. Giữ vùng mặt và bên trong mũi của bạn luôn sạch sẽ. Hạn chế ăn các đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ. Một chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ giảm được sự phát triển của mụn. Nếu mụn vẫn xuất hiện, tốt nhất bạn hãy để chúng tự nhiên phát triển cho đến khi nhân mụn se lại và trồi lên. Lúc này bạn có thể nặn chúng ra. Tuy nhiên, hãy đảm bảo bạn đã rửa tay với xà phòng diệt khuẩn. Quan trọng hơn cả, nếu phát hiện ra bất kì một dấu hiệu nhiễm trùng nào hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

Những lý do nên dùng cà chua
Cà chua thường xuyên xuất hiện trong căn bếp của mọi nhà và được dùng để chế biến rất nhiều món ăn. Nhưng lợi ích, tác dụng tuyệt vời của loại quả này cũng như cách ăn nó sao cho tốt nhất thì không phải ai cũng biết.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà
Dưa bở là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức và còn nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe.

Tìm hiểu triệu chứng và cách chữa ngón tay gãy bút chì
Ngón tay bị gãy bút chì là do chấn thương ở khớp giữa ngón tay, nơi có thể gập cong. Khớp này gọi được là khớp nối liên vị gần (PIP).
