NASA chỉ điểm 50 nơi siêu phát thải khí methane gây hiệu ứng nhà kính

Các nhà khoa học NASA đã sử dụng một công cụ vốn được thiết kế để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của bụi với khí hậu, để xác định được hơn 50 điểm trên thế giới siêu phát thải khí methane.

Trong thông cáo ngày 25-10, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết 50 điểm "siêu phát thải" khí methane nằm ở Trung Á, Trung Đông và các bang vùng Tây Nam Mỹ. Hầu hết các địa điểm này đều liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch, chất thải hoặc nông nghiệp.

NASA chỉ điểm 50 nơi siêu phát thải khí methane gây hiệu ứng nhà kính
Chùm khí methane mà thiết bị của NASA phát hiện tại khu vực Carlsbad thuộc bang New Mexico của Mỹ - (Ảnh: AFP)

Việc phát hiện các điểm trên nhờ vào một thiết bị của dự án Điều tra nguồn bụi khoáng sản bề mặt Trái đất (EMIT) của NASA. Thiết bị này vừa mới được lắp trên Trạm không gian quốc tế (ISS) hồi tháng 7 rồi.

Mục đích của EMIT nhằm xác định xem liệu bụi trong không khí ở các khu vực khác nhau trên thế giới có khả năng giữ hoặc làm lệch hướng nhiệt từ Mặt trời, từ đó góp phần làm ấm hoặc làm mát hành tinh hay không.

Theo NASA, việc thiết bị của EMIT phát hiện các địa điểm siêu phát thải khí methane là điều nằm ngoài ý định ban đầu nhưng lại có ý nghĩa thiết thực cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

"Diễn biến mới và đầy thú vị này không chỉ giúp các nhà nghiên cứu xác định rõ hơn nơi phát khí methane đến từ đâu. Nó còn cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách vấn đề có thể được giải quyết một cách nhanh chóng", người đứng đầu NASA Bill Nelson giải thích trong thông cáo ngày 25-10.

Theo các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực (JPL) của NASA ở Los Angeles (Mỹ), nơi thiết bị được thiết kế và chế tạo, khí methane hấp thụ ánh sáng hồng ngoại theo một mô hình độc đáo mà máy quang phổ của EMIT có thể dễ dàng phát hiện.

EMIT có thể quét các vùng rộng lớn trên bề mặt Trái đất nhưng cũng có thể tập trung vào các khu vực nhỏ tương đương một sân bóng đá.

Ông Andrew Thorpe - một nhà nghiên cứu tại JPL - cho biết EMIT đã phát hiện được nhiều chùm khí methane lớn chưa từng thấy. Chẳng hạn một chùm khí methane dài khoảng 3,3km đã được phát hiện ở phía đông nam Carlsbad thuộc bang New Mexico (Mỹ), một trong những nơi có nhiều giếng dầu nhất thế giới.

Một chùm khí dài gần 5km cũng được EMIT phát hiện tại phía nam thủ đô Tehran của Iran và xuất phát từ một khu phức hợp xử lý chất thải quy mô lớn.

Khí methane là nguyên nhân gây ra khoảng 30% sự gia tăng nhiệt độ trên toàn cầu cho đến nay. Loại khí này có trong khí quyển ít hơn nhiều so với khí CO2 do thời gian tồn tại ngắn (khoảng 10 năm) nhưng lại mạnh hơn CO2.

Các nhà khoa học kỳ vọng việc giảm khí methane trong khí quyển sẽ giúp giảm nhiệt độ của Trái đất, góp phần làm chậm quá trình Trái đất nóng lên dẫn tới các biến đổi khí hậu khác.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhà Trắng

Nhà Trắng "bật đèn xanh" cho nghiên cứu phản chiếu ánh sáng Mặt trời nhằm làm nguội Trái đất

Các nhà khoa học muốn hạn chế hiện tượng nóng lên toàn cầu bằng một " tấm gương" phản chiếu ánh nắng.

Đăng ngày: 26/10/2022
Hòn đảo Đầu lâu bí ẩn: Nơi du khách chỉ được ngắm chứ không thể đặt chân đến

Hòn đảo Đầu lâu bí ẩn: Nơi du khách chỉ được ngắm chứ không thể đặt chân đến

Nằm cách bờ biển Victoria gồ ghề, hòn đảo kỳ lạ này vẫn là một bí ẩn cho đến tận bây giờ.

Đăng ngày: 26/10/2022
Công nghệ biến cát sa mạc cằn cỗi thành đất màu mỡ chỉ trong 7 tiếng

Công nghệ biến cát sa mạc cằn cỗi thành đất màu mỡ chỉ trong 7 tiếng

Công ty khởi nghiệp Desert Control của Na Uy đã tìm ra giải pháp ngăn chặn sa mạc hóa hiệu quả bằng cách trộn cát với đất sét nano lỏng (LNC).

Đăng ngày: 26/10/2022
Cuộc sống tại thị trấn tận cùng cực bắc Trái đất, nơi người dân xây nhà trên những tảng băng đang tan dần

Cuộc sống tại thị trấn tận cùng cực bắc Trái đất, nơi người dân xây nhà trên những tảng băng đang tan dần

Qaanaaq - thị trấn tận cùng phía bắc của địa cầu là " nạn nhân" đầu tiên của biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 25/10/2022

"Hòa âm" đá magma có thể giúp dự báo núi lửa phun trào

Các nhà khoa học đang nghiên cứu các hạ âm, âm thanh quá thấp con người không nghe thấy từ các núi lửa như núi lửa Etna của Italy, đã phát hiện âm thanh đá magma thay đổi khi núi lửa sắp phun trào.

Đăng ngày: 22/10/2022
Lý do tảng băng trôi rộng 3.900km2 vỡ nát

Lý do tảng băng trôi rộng 3.900km2 vỡ nát

Sự biến đổi của các dòng hải lưu ở Nam Đại Dương có thể khiến tảng băng trôi khổng lồ A68a nứt vỡ.

Đăng ngày: 21/10/2022
Xem dự báo thời tiết nhiều rồi, nhưng bạn có hiểu về các chỉ số dự báo không?

Xem dự báo thời tiết nhiều rồi, nhưng bạn có hiểu về các chỉ số dự báo không?

Liệu có phải tất cả chúng ta đều hiểu được chỉ số trong bản tin dự báo thời tiết thể hiện?

Đăng ngày: 21/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News