NASA đã chọn được địa điểm hạ cánh robot thăm dò Mặt trăng

NASA hôm 20/9 thông báo sẽ gửi robot đổ bộ VIPER tới một khu vực được gọi là Nobile Crater ở cực nam Mặt trăng vào năm 2023.

Nhiệm vụ của robot là xác nhận sự diện diện của nước đóng băng ngay bên dưới bề mặt Mặt trăng, thứ mà một ngày nào đó có thể được chuyển đổi thành nhiên liệu tên lửa cho các sứ mệnh chinh phục sao Hỏa hoặc không gian sâu.

"Nobile Crater là một miệng hố gần cực nam của Mặt trăng, hình thành sau vụ va chạm với thiên thể khác nhỏ hơn. Đây là một trong những vùng lạnh nhất của hệ Mặt Trời và đến nay mới chỉ được thăm dò từ xa bằng cảm biến trên tàu thăm dò quỹ đạo và vệ tinh viễn thám quan sát các hố Mặt trăng của NASA", Giám đốc bộ phận khoa học hành tinh của NASA Lori Glaze cho biết.

NASA đã chọn được địa điểm hạ cánh robot thăm dò Mặt trăng
Mô phỏng robot VIPER hoạt động trên bề mặt Mặt trăng. (Ảnh: NASA)

VIPER nặng 430kg và có kích thước tương đương một chiếc xe golf: dài 1,5 m, rộng 1,5 m và cao 2,5m. Không giống như các thiết bị đổ bộ sao Hỏa, robot dò băng này có thể được điều khiển gần như trong thời gian thực, vì khoảng cách đến Trái Đất ngắn hơn nhiều, chỉ khoảng 300.000km hoặc 1,3 giây ánh sáng.

VIPER cũng di chuyển nhanh hơn, đạt tốc độ 0,8km/h. Nó chạy bằng năng lượng mặt trời đi kèm với pin lưu trữ điện trong 50 giờ, được thiết kế với khả năng chống chịu nhiệt độ khắc nghiệt và có thể điều chỉnh góc độ để hứng nắng, giúp tối đa hóa hiệu quả chuyển đổi năng lượng.

Robot sẽ sử dụng hệ thống quang phổ kế neutron để tìm kiếm nước đóng băng dưới bề mặt Mặt trăng, sau đó sử dụng một mũi khoan dài tới 1 m để lấy mẫu phân tích. NASA hy vọng điều này có thể tiết lộ nguồn gốc của nước đóng băng trên Mặt trăng và cách nó được bảo quản trong hàng tỷ năm.

Sứ mệnh VIPER là một phần trong chương trình Artemis, kế hoạch đưa con người trở lại Mặt trăng vào năm 2024. Tuy nhiên, các rắc rối gần đây liên quan đến hợp đồng chế tạo phương tiện phóng có thể khiến phi hành đoàn cất cánh muộn hơn dự kiến.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Khái niệm, quy ước các chuyển động thiên cầu

Khái niệm, quy ước các chuyển động thiên cầu

Dưới đây là một số khái niệm để tham khảo và tra cứu về các quy ước trong thiên văn học cơ bản liên quan đến chuyển động của thiên cầu.

Đăng ngày: 22/09/2021
Đánh giá khả năng tiểu hành tinh Bennu đâm vào Trái đất

Đánh giá khả năng tiểu hành tinh Bennu đâm vào Trái đất

Các phát hiện cho thấy, từ nay đến năm 2030, tiểu hành tinh Bennu có 1 trên 1.750 (0,06%) cơ hội tác động đến Trái đất. Con số này cao hơn so với dự đoán trước đây.

Đăng ngày: 22/09/2021
Cảnh báo nguy cơ từ các vệ tinh Starlink

Cảnh báo nguy cơ từ các vệ tinh Starlink

Từ khi các vệ tinh Starlink được phóng lên quỹ đạo, số lần “chạm trán” giữa chúng và các tàu vũ trụ cũng như rác không gian đã tăng hơn gấp đôi.

Đăng ngày: 22/09/2021
Khối xây dựng sự sống xuất hiện ở

Khối xây dựng sự sống xuất hiện ở "Hệ Mặt trời" khác

Các nhà khoa học đã phát hiện ra bằng chứng về các khối xây dựng sự sống ẩn nấp trong các đám mây bụi được định hình để trở thành các hệ mặt trời mới trong tương lai.

Đăng ngày: 21/09/2021
Mô phỏng lò phản ứng phục vụ khai khoáng trên Mặt trăng

Mô phỏng lò phản ứng phục vụ khai khoáng trên Mặt trăng

Rolls-Royce đang phát triển một lò phản ứng hạt nhân để cung cấp điện cho hoạt động khai khoáng trên Mặt Trăng và thậm chí sao Hỏa.

Đăng ngày: 21/09/2021
Cuộc gặp chết chóc giữa lỗ đen tham lam và ngôi sao thiếu may mắn

Cuộc gặp chết chóc giữa lỗ đen tham lam và ngôi sao thiếu may mắn

Các nhà thiên văn học tại Trường ĐH Arizona (Mỹ) đã ghi nhận cuộc gặp chết chóc giữa một lỗ đen vũ trụ có khối lượng trung bình và một ngôi sao thiếu may mắn.

Đăng ngày: 21/09/2021

"Bóng ma" 10 tỉ năm trước vượt thời gian, sắp xuất hiện trên bầu trời Trái đất

Sự nghịch ngợm của cụm thiên hà MACS J0138 đã bẻ cong, nhân bản ánh sáng từ vụ nổ siêu tân tinh cổ đại, khiến bóng ma của nó có cơ hội xuất hiện nhiều lần trên bầu trời Trái đất.

Đăng ngày: 20/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News