NASA hồi sinh thành công kính viễn vọng Hubble

NASA bật thành công một máy tính dự phòng của đài quan sát không gian hôm 16/7 sau một tháng Hubble ngừng hoạt động do trục trặc kỹ thuật.

Hôm 13/6, kính viễn vọng Hubble ngừng hoạt động sau khi máy tính tải dữ liệu từ thập niên 1980, thiết bị chuyên xử lý các dữ liệu khoa học, bị hỏng. Giờ đây, hơn một tháng từ khi Hubble gặp vấn đề do Bộ phận điều khiển năng lượng (PCU) gây ra, NASA bật phần cứng dự phòng và đưa kính viễn vọng hoạt động trở lại, nhóm kỹ sư vẫn tiếp tục theo dõi sát sao để đảm bảo mọi thứ vận hành đúng cách, theo Thomas Zurbuchen, phó giám đốc sứ mệnh khoa học của NASA.

NASA hồi sinh thành công kính viễn vọng Hubble
Kính viễn vọng Hubble hoạt động bình thường trở lại sau thời gian dài trục trặc.

Trong đợt sửa chữa này, nhóm kỹ sư không chỉ bật PCU dự phòng mà cả Bộ điều khiển/Bộ định dạng dữ liệu khoa học (CU/SDF), nằm ở đầu bên kia của Bộ xử lý thiết bị khoa học, câu lệnh và dữ liệu (SI C&DH). PCU dẫn điện tới SI C&DH trong khi CU/SDF định dạng và truyền dữ liệu cùng câu lệnh.

Những phần cứng khác cũng được đổi sang phiên bản dự phòng, cho phép kính viễn vọng thực hiện các chức năng. Sau khi cẩn thận bật phần cứng thay thế trên Hubble, các kỹ sư bật máy tính tải dữ liệu dự phòng, nhập phần mềm bay và đưa Hubble quay trở lại chế độ hoạt động bình thường. Ngoài theo dõi kính viễn vọng và phần cứng mới, họ cũng bắt đầu khôi phục các thiết bị khoa học của Hubble từ cấu hình ở chế độ an toàn, kích hoạt từ hôm 13/6.

Việc khôi phục tất cả thiết bị khoa học mất hơn một ngày bởi nhóm kỹ sư cần đảm bảo mọi thiết bị đều ở nhiệt độ ổn định và có thể hoạt động an toàn. Sau khi thiết bị khoa học của kính viễn vọng thoát khỏi chế độ an toàn, họ có thể hiệu chỉnh chúng và tiếp tục nhiệm vụ khoa học.

Đây không phải lần đầu tiên kính Hubble gặp vấn đề kỹ thuật trong vũ trụ, nhưng đài quan sát phóng trên lưng tàu vũ trụ con thoi Discovery năm 1990, không có phi hành gia bảo dưỡng từ năm 2009. Dù bị trục trặc kỹ thuật như lỗi ở gương sơ cấp, khắc phục năm 1993, Hubble liên tục cung cấp nhiều hình ảnh thú vị nhất về vũ trụ từ trước tới nay.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đến gần chúng ta, siêu sao chổi to bằng 1.000 lần đồng loại

Đến gần chúng ta, siêu sao chổi to bằng 1.000 lần đồng loại "sống dậy"

Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã ghi nhận được dấu hiệu hoạt động của siêu sao chổi C / 2014UN271, chính là vầng hào quang khí bụi huyền ảo được tạo ra bởi hiện tượng thăng hoa.

Đăng ngày: 19/07/2021
Hành tinh quên lãng bị chính thiên tài Albert Einstein tự tay

Hành tinh quên lãng bị chính thiên tài Albert Einstein tự tay "bóp chết" từ trong trứng nước

Thiên tài Albert Einstein từng hủy diệt cả một hành tinh nổi tiếng trong cộng đồng thiên văn học, nhờ vào Thuyết tương đối - cũng là công trình vĩ đại nhất của ông.

Đăng ngày: 19/07/2021
Chàng trai Hà Lan 18 tuổi được chọn là người trẻ nhất bay lên vũ trụ

Chàng trai Hà Lan 18 tuổi được chọn là người trẻ nhất bay lên vũ trụ

Công ty Blue Origin cho biết, chàng trai Oliver Daemen, 18 tuổi có cha là giám đốc một công ty quản lý đầu tư ở Hà Lan, sẽ là khách hàng trả tiền đầu tiên, nhưng công ty không tiết lộ giá vé của anh.

Đăng ngày: 16/07/2021

"Giọt lệ thần chết" của vũ trụ sắp nổ, người Trái đất có thể nhìn thấy

Một hệ sao đôi kỳ lạ với ngôi sao lớn hình giọt lệ tuyệt đẹp là ứng cử viên cho siêu tân tinh loại Ia gần Trái đất nhất từng được xác định.

Đăng ngày: 16/07/2021
Lần đầu tiên phát hiện vụ nổ

Lần đầu tiên phát hiện vụ nổ "siêu tân tinh" hiếm gặp ở rìa Dải Ngân hà

Các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng về một vụ nổ sao khổng lồ, hiếm gặp, có niên đại từ những ngày đầu tiên của vũ trụ - chưa đầy một tỷ năm sau vụ nổ Big Bang.

Đăng ngày: 16/07/2021
Mưa sao băng đẹp nhất tháng 7 sắp xuất hiện

Mưa sao băng đẹp nhất tháng 7 sắp xuất hiện

Mưa sao băng Perseid đẹp nhất năm với thời điểm cực đại lên tới 100 vệt/giờ sẽ thắp sáng bầu trời Trái đất từ nay đến 24/8.

Đăng ngày: 15/07/2021
Tàu nổi đón tên lửa mới nhất của SpaceX

Tàu nổi đón tên lửa mới nhất của SpaceX

Đoàn tàu nổi tự lái mà SpaceX dùng để đón tầng tái sử dụng của các tên lửa chào đón con tàu thứ ba mang tên “A Shortfall of Gravitas”.

Đăng ngày: 15/07/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News