NASA kích hoạt phần cứng dự phòng, cố gắng "cứu" kính viễn vọng Hubble

Kính thiên văn vũ trụ Hubble của NASA đã gặp trục trặc nghiêm trọng vào 13 tháng 6. Máy tính phụ tải, có nhiệm vụ điều khiển các thiết bị đo đạc trên kính Hubble, đã gặp lỗi và khiến các hoạt động thăm dò khoa học bị ngưng trệ.

NASA đã tìm nhiều cách để đưa kính hoạt động trở lại. Tuy nhiên, những nỗ lực dường như vô vọng. Nhưng vẫn còn một cơ hội cuối.

NASA đã hoàn thành thành công một số quy trình kiểm tra nhằm kích hoạt phần cứng dự phòng trên kính thiên văn Hubble trong trường hợp máy tính phụ tải gặp vấn đề. Quá trình này có thể được thực hiện vào tuần tới, sau khi chúng tôi chuẩn bị và đánh giá tình hình đầy đủ” - NASA thông báo trên Twitter.

NASA kích hoạt phần cứng dự phòng, cố gắng cứu kính viễn vọng Hubble
NASA đã tìm nhiều cách để đưa kính hoạt động trở lại. (Ảnh: NASA).

Đây là cơ hội cuối cùng cho kính thiên văn nhiều năm tuổi này, nhưng điều đó cũng có nghĩa là Hubble vẫn còn cơ hội tiếp tục đem lại những phát hiện vĩ đại về vũ trụ - nếu mọi việc suôn sẻ.

Việc sửa trực tiếp không phải là một lựa chọn. Các phi hành gia NASA đã bảo dưỡng Hubble 5 lần từ 1993 - 2009 sử dụng tàu con thoi Space Shuttle vốn đã không còn hoạt động, và NASA vẫn chưa tìm ra giải pháp thay thế.

Máy tính phụ tải ngừng giao tiếp với hệ thống chính cũng như các bộ phận dự phòng từ giữa tháng 7. Sau nhiều tuần điều tra, các nhà khoa học tại NASA bắt đầu để ý tới nguồn cấp năng lượng cho kính và module kiểm soát nằm ở trung tâm hệ thống điều khiển kính thiên văn.

Giờ đây NASA bắt buộc phải kích hoạt các bộ phận dự phòng của hệ thống điều khiển, vốn chưa từng được kích hoạt trong vũ trụ bao giờ. “Bạn chỉ có thể thử những gì bạn có thể điều khiển”, giám đốc thiên văn - vật lý học NASA Paul Hertz trả lời New Scientist, cho biết giải pháp này khá rủi ro.

Do không thể tiếp cận với phần cứng để thay thế hay điều chỉnh, nên đây là một thử thách lớn. Tất cả những gì có thể làm là chờ đợi xem liệu NASA có thành công hay không.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bằng chứng cho thấy núi lửa đang hoạt động trên sao Kim

Bằng chứng cho thấy núi lửa đang hoạt động trên sao Kim

Nghiên cứu mới của Đại học Cornell, Mỹ, cho thấy phosphine trong bầu khí quyển của sao Kim là một dấu hiệu của hoạt động địa chất.

Đăng ngày: 14/07/2021
Thêm một tên lửa Trung Quốc rơi tự do xuống Trái đất

Thêm một tên lửa Trung Quốc rơi tự do xuống Trái đất

Tên lửa Long March - 2F được phóng ngày 17-6 từ Trung tâm Phóng vệ tinh Jiuquan ở phia Tây Bắc Trung Quốc trong một sứ mệnh không gian, sau khi cạn kiệt nhiên liệu đã rơi tự do trở lại Trái đất.

Đăng ngày: 14/07/2021
Tiếp bước Richard Branson, tỉ phú Elon Musk cũng sớm bay vào không gian

Tiếp bước Richard Branson, tỉ phú Elon Musk cũng sớm bay vào không gian

Theo trang tin The Wall Street Journal, Giám đốc điều hành Tesla - Elon Musk đang lên kế hoạch thực hiện một chuyến du hành vào vũ trụ với Virgin Galactic.

Đăng ngày: 14/07/2021
Trung Quốc bắt đầu chương trình nghiên cứu mẫu vật Mặt trăng

Trung Quốc bắt đầu chương trình nghiên cứu mẫu vật Mặt trăng

Ngày 12/7, Trung Quốc đã chính thức khởi động các nghiên cứu khoa học về mẫu vật Mặt Trăng, trong đó có các nghiên cứu về khả năng sinh sống trên các thiên thể láng giềng của Trái Đất.

Đăng ngày: 14/07/2021
Bão mặt trời cực mạnh đang hướng tới Trái đất với tốc độ 1,6 triệu km/h

Bão mặt trời cực mạnh đang hướng tới Trái đất với tốc độ 1,6 triệu km/h

Bên cạnh hạ tầng thông tin liên lạc trên Trái đất, các vệ tinh ở tầng cao khí quyển cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bão Mặt trời.

Đăng ngày: 14/07/2021
Thiên thạch 4,5 tỉ tuổi chứa mầm sự sống rơi xuống nước Anh

Thiên thạch 4,5 tỉ tuổi chứa mầm sự sống rơi xuống nước Anh

Thiên thạch quý hiếm được cho là giúp tiết lộ nguồn gốc của các đại dương và sự sống trên Trái đất.

Đăng ngày: 13/07/2021
Kế hoạch

Kế hoạch "tóm" vệ tinh lang thang trên quỹ đạo 50 năm

Prospero, vệ tinh đầu tiên và duy nhất của Anh bay lên bằng tên lửa của nước này, giờ là rác vũ trụ và cần kéo xuống khỏi quỹ đạo.

Đăng ngày: 13/07/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News