NASA mất liên lạc với trạm vũ trụ ISS

Trung tâm Vũ trụ Johnson thuộc NASA mất điện làm gián đoạn liên lạc giữa nhóm điều khiển với Trạm Vũ trụ Quốc tế trong thời gian ngắn hôm 25/7.

Sự cố mất điện xảy ra khi một số công việc nâng cấp đang được tiến hành tại Trung tâm Vũ trụ Johnson ở Houston. Phi hành đoàn trên trạm Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) được thông báo về sự cố qua các hệ thống liên lạc của Nga khoảng 20 phút sau khi mất điện.


Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) hoạt động trên quỹ đạo Trái đất. (Ảnh: NASA).

Theo quản lý chương trình trạm ISS, Joel Montalbano, các phi hành gia và trạm đều không gặp nguy hiểm. Hệ thống điều khiển dự phòng đã giúp khôi phục liên lạc bình thường trong vòng 90 phút. "Đó không phải là vấn đề trên trạm mà hoàn toàn là vấn đề dưới mặt đất. Không có lúc nào phi hành đoàn hay trạm rơi vào nguy hiểm", ông nói.

Đây là lần đầu tiên NASA phải kích hoạt hệ thống dự phòng để điều khiển, theo Montalbano. NASA duy trì trung tâm điều khiển dự phòng cách Houston hàng km để đề phòng trường hợp xảy ra thảm họa cần sơ tán. Nhưng trong tình huống hôm 25/7, các nhân viên kiểm soát bay vẫn ở lại trung tâm điều khiển nhiệm vụ vì đèn và điều hòa không khí vẫn hoạt động. "Chúng tôi sẽ tìm hiểu kỹ hơn chuyện gì đã xảy ra, rút ra bài học và tiếp tục phát triển", Montalbano nói.

Cơ quan vũ trụ của Nga và Mỹ vẫn hợp tác làm việc, bất chấp những căng thẳng của hai nước này dưới mặt đất. Tháng 2, Nga phóng một tàu cứu hộ đến ISS để đưa 3 phi hành gia mắc kẹt, gồm 2 người Nga và một người Mỹ, trở về Trái đất sau khi tàu của họ bị vi thiên thạch đâm trúng và hỏng hóc.

Nhiệm vụ Crew-7 sắp tới của SpaceX sẽ đưa 4 phi hành gia gồm Jasmin Moghbeli (NASA), Andreas Mogensen (Cơ quan Vũ trụ châu Âu ESA), Satoshi Furukawa (Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản JAXA) và Konstantin Borisov (Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos) lên ISS bằng tàu Dragon. Con tàu dự kiến cất cánh nhờ tên lửa Falcon 9 từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy thuộc NASA lúc 17h56 ngày 17/8 (giờ Hà Nội).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lần đầu tiên phát hiện neutrino

Lần đầu tiên phát hiện neutrino "ma quái" bên trong máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới

Lần đầu tiên, các nhà vật lý đã tạo ra và phát hiện ra các "hạt ma" năng lượng cao bên trong máy nghiền nguyên tử lớn nhất thế giới.

Đăng ngày: 09/05/2025
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"

Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
NASA tìm ra

NASA tìm ra "dấu hiệu sự sống" trên vật thể thấy được bằng mắt thường

Một "vườn ươm sao" huyền ảo mà bạn có thể nhìn thấy trên bầu trời những đêm không trăng vừa hé lộ thứ có thể là tín hiệu về sự ra đời của các hành tinh giống như Trái đất.

Đăng ngày: 07/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News