NASA nhận sai khi dự đoán lỗ thủng tầng ozone phình to năm 2023

Các nhà khoa học của NASA dự đoán lỗ thủng tầng ozone của Trái đất sẽ phình to trong năm 2023, nhưng giờ đây họ thừa nhận tính toán của họ cực kỳ sai lầm.

Sau khi núi lửa Tonga-Hunga dưới đáy biển phun trào năm 2022 và đưa một lượng nước khổng lồ vào bầu khí quyển, các nhà khoa học NASA cho hay chúng ta phải chuẩn bị đối phó với một lỗ thủng lớn ở tầng ozone khu vực Nam Cực vào mùa thu 2023.


Một bản đồ nhiệt cho thấy lỗ thủng tầng ozone trên Trái đất - (Nguồn: NASA)

Ông Paul Newman, trưởng nhóm nghiên cứu ozone của NASA và trưởng khoa khoa học Trái đất tại Trung tâm bay Goddard, từng công bố: “Đó là quy mô rất lớn. Điều đó thật tồi tệ đối với những người phải sống ở khu vực cạn kiệt ozone” ở cực nam Nam Mỹ.

Nhưng nó đã không xảy ra, theo Hãng tin AP.

Thay vào đó, lỗ thủng tầng ozone năm 2023 có kích thước trung bình trong 20 năm qua, thậm chí nhỏ hơn một chút so với năm 2022, theo thông tin mới nhất của NASA và Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA).

Từ tháng 9 đến giữa tháng 10, lỗ thủng tầng ozone năm 2023 có diện tích trung bình là 23,1 triệu km², lớn thứ 16 kể từ khi các vệ tinh bắt đầu theo dõi vào năm 1979.

“Mọi chuyện không tệ như chúng tôi nghĩ. Chúng tôi đã sai”, ông Newman nói.

Vì sao NASA dự đoán tầng ozone sẽ phát triển?

Khi núi lửa Hunga Tonga Hunga Ha'apai bắn hàng triệu tấn nước vào bầu khí quyển Nam bán cầu vào tháng 1-2022, các nhà khoa học cho rằng lượng nước nhiều hơn bình thường 10% sẽ có hại cho tầng ozone.

Đó là bởi nước lỏng ở tầng trên của khí quyển tạo điều kiện cho clor và brom bám vào và ăn mòn tầng ozone, khiến lỗ thủng hằng năm ngày càng lớn hơn, ông Newman lý giải. Vì vậy, các nhà khoa học và mô hình máy tính đã dự đoán về một mùa ozone tồi tệ trong năm 2023.

Ông Newman cho biết các nhà nghiên cứu sẽ phải tìm ra sự mô phỏng máy tính của họ đã sai ở đâu.

Lỗ thủng tầng ozone đã được cải thiện đôi chút nhờ Nghị định thư Montreal năm 1987, khi các nước trên thế giới đồng ý ngừng sản xuất nhiều loại hóa chất làm suy giảm tầng ozone. Theo dữ liệu của NASA, lỗ thủng tầng ozone lớn nhất vào năm 2000 với diện tích 29,9 triệu km².

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết phải mất nhiều thập kỷ để lỗ thủng tầng ozone lành hẳn.

Ozone là một dạng của oxy. Oxy chúng ta thở ở dạng hai nguyên tử oxy liên kết với nhau (O₂). Trong khi đó, ozone bao gồm ba nguyên tử oxy liên kết với nhau (O₃). Hầu hết các ozone trong không khí thường tồn tại ở lớp không khí trên tầng bình lưu.

Tầng ozone bảo vệ Trái đất khỏi tia cực tím của Mặt trời có thể gây ung thư da, đục thủy tinh thể và thậm chí có thể khử trùng cây trồng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Aokigahara: Khu rừng bí ẩn ở Nhật Bản

Aokigahara: Khu rừng bí ẩn ở Nhật Bản

Nằm ở chân núi phía tây bắc của núi Phú Sĩ, Aokigahara là một khu rừng rậm, nổi tiếng với một số lượng lớn các vụ tự tử ở đó, mặc dù có nhiều điều bí ẩn nhưng đây vẫn là một trong những địa điểm du lịch được nhiều người tới thăm nhất tại Nhật Bản.

Đăng ngày: 16/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tìm hiểu về bảng phân loại cấp độ gió và sóng ở Việt Nam

Tìm hiểu về bảng phân loại cấp độ gió và sóng ở Việt Nam

Dưới đây là bảng phân loại cấp gió và sóng ở Việt Nam, mời các bạn cùng tham khảo.

Đăng ngày: 15/04/2025
Lý do đường băng nóng chảy, đường ray biến dạng ở Anh

Lý do đường băng nóng chảy, đường ray biến dạng ở Anh

Ở một quốc gia có khí hậu ôn đới như Anh, đợt nắng nóng kỷ lục gần đây đã tạo ra thách thức đối với cơ sở hạ tầng và khiến hệ thống giao thông đối mặt với một loạt vấn đề.

Đăng ngày: 14/04/2025
Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr

Đăng ngày: 14/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News