NASA "nhờ" AI lập bản đồ cây, phát hiện hàng tỉ cây xanh ở hoang mạc

Phát hiện này đặt nền móng cho việc đo đạc mức dự trữ carbon toàn cầu một cách chính xác hơn.

Theo SciTechDaily, các nhà khoa học tại Trung tâm hàng không vũ trụ Goddard của NASA cùng các cộng tác viên quốc tế đã mang đến một phương pháp mới để vẽ bản đồ vị trí và kích cỡ các cây mọc ở ngoài những cánh rừng. Họ phát hiện ra hàng tỉ cây xanh tồn tại ở các vùng khô hạn và bán khô hạn ở Tây Phi.

NASA nhờ AI lập bản đồ cây, phát hiện hàng tỉ cây xanh ở hoang mạc
Ảnh chụp từ không gian cho thấy các vùng khô hạn ở châu Phi thực chất không "trắng" như trên bản đồ thông thường - (Ảnh: NASA)

Sử dụng các máy siêu máy tính mạnh và trí tuệ nhân tạo (AI), nhóm đã ghi nhận hơn 1,8 tỉ cây xanh chỉ gói gọn trong diện tích khoảng 1,3 triệu km vuông. Họ đã lập bản đồ về đường kính tán cây (nhìn từ trên cao xuống), độ che phủ và mật độ biến động ra sao tùy vào lượng mưa và mức độ sử dụng đất đai.

Theo nhóm, việc lập bản đồ các cây không thuộc rừng ở mức độ chi tiết thế này thường tốn nhiều tháng, nhiều năm nếu dùng các phương pháp phân tích truyền thống. Phương pháp mới của họ chỉ tốn vài tuần. Các dữ liệu hình ảnh độ phân giải cao và AI mạnh mẽ cho thấy một đột phá về công nghệ.

Nghiên cứu này dự kiến sẽ tiên phong trong vẽ bản đồ của các cây không thuộc rừng trong một diện tích lớn, đồng thời tính toán được lượng carbon dự trữ bởi các cây này. Số liệu về dự trữ carbon rất cần thiết để hiểu được chu trình carbon của Trái đất và nó thay đổi như thế nào theo thời gian, có ý nghĩa trong nghiên cứu môi trường và biến đổi khí hậu.

"Mục tiêu của chúng tôi là biết được có bao nhiêu carbon dự trữ trong các cây riêng lẻ giữa vùng khô hạn và bán khô hạn rộng lớn của thế giới. Sau đó, chúng tôi cần hiểu được cơ chế dẫn đến việc dự trữ carbon ở những vùng này", Compton Tucker - nhà khoa học sinh quyển tại phân ban khoa học Trái đất thuộc NASA Goddard, cho biết.

"Từ góc nhìn chu trình carbon, các khu vực khô cằn này vốn không được vẽ đầy đủ trên bản đồ về mật độ và lượng carbon. Nó chỉ là một vùng màu trắng trên các bản đồ. Các vùng này cơ bản đã bị bỏ qua, bởi vì các vệ tinh thông thường không nhìn thấy được các cây riêng lẻ mà chỉ thấy được khu rừng. 

Giờ đây chúng tôi đang lấp vào những điểm trắng trên bản đồ, một việc làm khá hào hứng", Martin Brandt - phó giáo sư địa lý tại Đại học Copenhagen lãnh đạo cuộc nghiên cứu, chia sẻ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Xuất hiện robot AI Việt Nam được nhận định vượt xa Sophia: Biết đọc thơ, giải toán, có cả vị giác và trái tim

Xuất hiện robot AI Việt Nam được nhận định vượt xa Sophia: Biết đọc thơ, giải toán, có cả vị giác và trái tim

Tuy chưa thể tự bước đi, hai cánh tay còn khá yếu và chưa có biểu cảm khuôn mặt nhưng các nhà sáng tạo Trí Nhân nhận định, robot này chắc chắn sẽ vượt xa Sophia.

Đăng ngày: 25/11/2020
Điều gì xảy ra khi hai hệ thống AI hẹn hò nhau?

Điều gì xảy ra khi hai hệ thống AI hẹn hò nhau?

Buổi hẹn hò kéo dài 3 tuần của hai hệ thống Al cho thấy chúng cũng tán tỉnh qua lại, ngập ngừng do dự, nói lắp nhưng lại có cả những câu nói khiến người ta giật mình.

Đăng ngày: 20/11/2020
Công nghệ Deepfake:

Công nghệ Deepfake: "Tôi đóng giả Nixon và thông báo về thảm họa Mặt trăng"

Làm diễn viên deepfake không khác mấy so với diễn để làm kỹ xảo, nhưng tác động tâm lý thì khá lớn.

Đăng ngày: 19/11/2020
AI mới nhanh chóng giải được phương trình cực khó, giúp nhân loại hiểu hơn về thế giới vật chất quanh ta

AI mới nhanh chóng giải được phương trình cực khó, giúp nhân loại hiểu hơn về thế giới vật chất quanh ta

Tốc độ giải phương trình tăng 1.000 lần, mà tỷ lệ mắc lỗi giảm tới 30%.

Đăng ngày: 05/11/2020
Deepfake là gì? Làm sao để phát hiện video làm từ deepfake?

Deepfake là gì? Làm sao để phát hiện video làm từ deepfake?

Hình ảnh, video deepfake đang trở thành một trào lưu hết sức nguy hiểm và xuất hiện ngày càng nhiều trên mạng hay các phương tiện truyền thông.

Đăng ngày: 02/11/2020
Trí tuệ nhân tạo giúp giải mã ngôn ngữ chết

Trí tuệ nhân tạo giúp giải mã ngôn ngữ chết

Các nhà khoa học ở Viện Công nghệ Massachusetts MIT (Mỹ) vừa tạo ra hệ thống sử dụng học máy (machine learning) để giải mã các ngôn ngữ đã chết.

Đăng ngày: 30/10/2020
AI phục dựng gương mặt 54 hoàng đế La Mã

AI phục dựng gương mặt 54 hoàng đế La Mã

Gương mặt của các hoàng đế La Mã như Caligula, Nero và Hadrian được phục dựng hết sức chân thực nhờ đồ họa kỹ thuật số.

Đăng ngày: 30/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News