NASA quan sát Cụm thiên hà Cây Giáng sinh khoe sắc trong vũ trụ

NASA vừa công bố ảnh mới về Cụm Thiên hà Cây Giáng sinh tên là MACS0416, bức ảnh làm say đắm cộng đồng thiên văn học.

NASA đã kết hợp sức mạnh hai kính viễn vọng không gian hàng đầu của mình, Kính viễn vọng Không gian James Webb (JWST) và Kính viễn vọng Không gian Hubble để tạo ra góc nhìn toàn diện, đầy màu sắc nhất về cụm thiên hà khổng lồ cách Trái đất tới 4,3 tỷ năm ánh sáng.

Sử dụng 2 kính viễn vọng siêu mạnh để thăm dò cụm thiên hà khổng lồ có tên khoa học là MACS0416 ở bước sóng khác nhau, các thiết bị đã tìm thấy hàng loạt các ngôi sao khổng lồ, đủ hình thù, màu sắc khác nhau trong cụm thiên hà.

NASA quan sát Cụm thiên hà Cây Giáng sinh khoe sắc trong vũ trụ
NASA vừa công bố ảnh mới về Cụm Thiên hà Cây Giáng sinh tên là MACS0416. (Ảnh: NASA).

NASA cho biết, những màu sắc khác nhau biểu thị khoảng cách của các loại thiên hà nhỏ bên trong cụm thiên hà chủ. Trong bức ảnh, có nhiều thiên hà nhỏ màu xanh dương, màu đỏ xuất hiện rải rác xung quanh các đường ánh sáng vàng.

Các thiên hà màu xanh xuất hiện gần trung tâm cụm thiên hà khổng lồ MACS0416, nó cũng là nơi tập trung các hoạt động hình thành sao mãnh liệt nhất. Còn các thiên hà màu đỏ thì chứa nhiều bụi vũ trụ hơn, nó xuất hiện ở xa trung tâm cụm thiên hà chủ.

Đặc biệt, có một vật thể được phóng to trong bức ảnh mới, nó là một ngôi sao khổng lồ thon dài, màu đỏ hồng có biệt danh là "Mothra". Theo NASA, ngôi sao này được phóng đại lên ít nhất 4.000 lần để quan sát.

Trong MACS0416, ngôi sao khổng lồ thon dài, màu đỏ hồng có biệt danh là "Mothra" được phóng đại lên ít nhất 4.000 lần để quan sát. (Ảnh: NASA).

Haojing Yan, giáo sư thiên văn học tại Đại học Missouri và là tác giả chính của bài báo mô tả: “Chúng tôi gọi MACS0416 là Cụm thiên hà Cây Giáng sinh, vì nó rất sặc sỡ, chứa những khối sao sáng nhấp nháy bên trong nền cụm thiên hà”.

Ngoài ra, thông qua hai kính viễn vọng không gian hàng đầu của NASA, Giáo sư Haojing Yan cũng đã xác định được hơn một chục hiện tượng biến động quang phổ do siêu tân tinh trong cụm thiên hà gây ra, điều này cung cấp dữ liệu quan trọng để hiểu sâu sắc hơn về vũ trụ sơ khai, giúp giải quyết các câu hỏi về sự giãn nở, hình thành sao của vũ trụ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Con người có thể du hành xuôi hoặc ngược thời gian?

Con người có thể du hành xuôi hoặc ngược thời gian?

Trong phim khoa học viễn tưởng, các nhân vật sử dụng những cỗ máy đặc biệt, thậm chí nhảy vào một chiếc ô tô tương lai để du hành ngược hoặc xuôi thời gian.

Đăng ngày: 29/11/2023
Lộ diện thứ

Lộ diện thứ "cực kỳ chết chóc" gửi tín hiệu vô tuyến đến Trái đất

Thủ phạm bị nghi ngờ tạo ra chớp sóng vô tuyến nhiều lần " dội bom" địa cầu bao gồm một loạt vật thể khủng khiếp nhất vũ trụ và cả người ngoài hành tinh. Các nhà khoa học có thể đã tìm ra lời giải.

Đăng ngày: 28/11/2023
Phát hiện loại vật thể thiên văn mới:

Phát hiện loại vật thể thiên văn mới: "Trợ thủ của ma cà rồng"

Trong quá trình tìm hiểu về những ngôi sao Be bí ẩn, một loại " ma cà rồng" vũ trụ, các nhà khoa học đã phát hiện dấu tích của một vật thể nguy hiểm khác.

Đăng ngày: 27/11/2023
Việt Nam có quan sát được Mặt trăng máu tối 27/11?

Việt Nam có quan sát được Mặt trăng máu tối 27/11?

Kỳ trăng tròn này được các bộ lạc thổ dân châu Mỹ thời kỳ đầu gọi là Trăng Hải Ly vì đây là thời điểm trong năm để đặt bẫy hải ly trước khi các đầm lầy và sông ngòi đóng băng.

Đăng ngày: 27/11/2023
Lần đầu tiên các nhà thiên văn phát hiện cực quang trên Mặt trời

Lần đầu tiên các nhà thiên văn phát hiện cực quang trên Mặt trời

Các nhà khoa học lần đầu tiên đã phát hiện ra tín hiệu cực quang do các electron tăng tốc qua vết đen trên bề mặt Mặt trời.

Đăng ngày: 26/11/2023
NASA lập kỷ lục liên lạc quang học cách xa 16 triệu km

NASA lập kỷ lục liên lạc quang học cách xa 16 triệu km

Tàu vũ trụ Psyche của NASA thành công truyền dữ liệu về trạm dưới mặt đất với khoảng cách lớn gấp 40 lần khoảng cách Trái Đất - Mặt Trăng.

Đăng ngày: 26/11/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News