NASA sắp phóng siêu kính viễn vọng gần 10 tỷ đô

Kính viễn vọng James Webb, thiết bị kế nhiệm Hubble với khả năng "nhìn xuyên quá khứ", sẽ được đưa lên quỹ đạo vào tuần tới.

Sau nhiều năm chậm tiến độ khiến chi phí tăng cao hơn nhiều so với kế hoạch, sứ mệnh James Webb - dự án hợp tác giữa Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và Cơ quan Vũ trụ Canada (CSA) - sẽ được phóng lên vào ngày 24/12 bằng tên lửa Ariane 5 ECA từ trung tâm không gian Guiana thuộc Pháp trên bờ biển đông bắc Nam Mỹ.

Được phát triển để thay thế kính viễn vọng Hubble, công cụ mang tính biểu tượng của NASA và ESA trong hơn ba thập kỷ hoạt động trên quỹ đạo, James Webb được kỳ vọng sẽ mở ra một kỷ nguyên mới trong công cuộc khám phá không gian.

NASA sắp phóng siêu kính viễn vọng gần 10 tỷ đô
Mô phỏng kiến viễn vọng không gian James Webb. (Ảnh: NASA).

Với độ nhạy cải thiện gấp 100 lần và khả năng quan sát vũ trụ ở bước sóng dài hơn ánh sáng khả kiến, kính thiên văn hồng ngoại thế hệ mới này có thể "nhìn xuyên quá khứ" để thu thập thông tin về tất cả các giai đoạn lịch sử của vũ trụ, kể từ sau vụ nổ Big Bang cách đây khoảng 13,8 tỷ năm đến nay, cho phép khám phá những vật thể và cấu trúc xa xôi nhất, chẳng hạn như sự hình thành của các thiên hà đầu tiên, hay đặc điểm khí quyển của những ngoại hành tinh có thể sinh sống được.

"Thật tuyệt vời nếu chúng ta có thể tìm thấy một hành tinh giống Trái Đất ngoài hệ Mặt Trời", Tiến sĩ Knicole Colón tại Trung tâm bay Không gian Goddard của NASA, một thành viên cấp cao trong dự án, nói với Reuters.

James Webb được trang bị 4 công cụ khoa học, bao gồm máy ảnh cận hồng ngoại NIRCam, máy quang phổ cận hồng ngoại NIRSpec, máy ảnh hồng ngoại tầm trung MIRI và máy đo quang phổ FGS/NIRISS. Gương chính của kính thiên văn có đường kính lên tới 6,5 m, lớn hơn gấp 2,7 lần so với Hubble.

Theo báo cáo mới nhất của NASA, tổng chi phí phát triển và chi phí vận hành dự kiến của James Webb lên tới 9,66 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với con số ước tính ban đầu vào năm 2009 của Cơ quan Thẩm định Trách nhiệm Chính phủ Mỹ (GAO). NASA đã hy vọng có thể phóng kính viễn vọng vào năm 2011, nhưng sứ mệnh liên tục bị trì hoãn cho tới nay.

Hồi tháng 10, James Webb đã được đưa đến địa điểm phóng ở Guiana sau hành trình kéo dài 16 ngày trên biển từ California. Sau khi phóng, nó sẽ mất khoảng một tháng để bay đến quỹ đạo xa hơn Hubble, bên ngoài quỹ đạo Mặt Trăng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc tiến hành xây lò phản ứng hạt nhân nổi 60 MW

Trung Quốc tiến hành xây lò phản ứng hạt nhân nổi 60 MW

Nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên của Trung Quốc có thể chịu được thiên tai 10.000 năm có một, theo kết quả thử nghiệm do các kỹ sư hải dương tiến hành.

Đăng ngày: 15/12/2021
Đài quan sát ở độ sâu 1,6km trong lòng núi lửa

Đài quan sát ở độ sâu 1,6km trong lòng núi lửa

Các nhà nghiên cứu dự định khoan sâu vào lòng núi lửa Krafla để tìm hiểu về hoạt động của buồng magma 500 triệu m3 bên dưới.

Đăng ngày: 29/11/2021
Tai nạn trong lắp đặt kính James Webb khiến NASA phải dời ngày phóng

Tai nạn trong lắp đặt kính James Webb khiến NASA phải dời ngày phóng

Ban kiểm định chất lượng thiết bị của NASA đáng cật lực làm việc để đảm bảo kính thiên văn James Webb toàn vẹn.

Đăng ngày: 25/11/2021
Arab Saudi xây khu công nghiệp nổi lớn nhất thế giới

Arab Saudi xây khu công nghiệp nổi lớn nhất thế giới

Arab Saudi thông báo kế hoạch xây dựng thành phố công nghiệp hình bát giác OXAGON nổi trên Biển Đỏ và hoạt động hoàn toàn bằng năng lượng sạch.

Đăng ngày: 20/11/2021
Bill Gates xây nhà máy hạt nhân làm mát bằng natri

Bill Gates xây nhà máy hạt nhân làm mát bằng natri

Nhà máy Natrium ở Kemmerer sử dụng natri để làm mát thay cho nước, hứa hẹn an toàn và tiết kiệm chi phí hơn nhà máy điện hạt nhân thông thường.

Đăng ngày: 19/11/2021
Kính viễn vọng mới sẽ thay đổi cách chúng ta quan sát vũ trụ

Kính viễn vọng mới sẽ thay đổi cách chúng ta quan sát vũ trụ

Dự kiến phóng vào tháng 12, kính thiên văn James Webb được kỳ vọng giải đáp những thắc mắc của con người về cách vũ trụ hình thành và sự sống ngoài Trái Đất.

Đăng ngày: 18/11/2021
Nhà chọc trời có khả năng hút 1.000 tấn CO2 mỗi năm

Nhà chọc trời có khả năng hút 1.000 tấn CO2 mỗi năm

Các nhà thiết kế giới thiệu mẫu nhà chọc trời mang tên “Urban Sequoias” có khả năng loại bỏ lượng carbon tương đương 48.500 cây xanh từ khí quyển.

Đăng ngày: 18/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News