NASA sắp phóng tàu vũ trụ lập kỷ lục nghiên cứu tiểu hành tinh

Tàu thăm dò tiểu hành tinh của NASA sẽ bắt đầu hành trình khám phá không gian kéo dài 12 năm vào tháng sau, lập nên nhiều kỷ lục mới.

Tên lửa Atlas V của hãng United Launch Alliance dự kiến đưa Lucy, tàu vũ trụ của NASA, rời bệ phóng tại Căn cứ Lực lượng Không gian Cape Canaveral, Florida, ngày 16/10. Vụ phóng sẽ khởi động nhiệm vụ đặc biệt của Lucy với mục tiêu tiếp cận và nghiên cứu 8 tiểu hành tinh trong vòng 12 năm.

NASA sắp phóng tàu vũ trụ lập kỷ lục nghiên cứu tiểu hành tinh
Minh họa tàu vũ trụ Lucy nghiên cứu tiểu hành tinh. (Ảnh: SwRI).

"Chúng tôi sắp ghé thăm nhiều tiểu hành tinh hơn bất cứ con tàu nào trong lịch sử. Chúng tôi cũng sẽ lập một kỷ lục khác, đó là bay xa Mặt trời hơn bất cứ tàu vũ trụ năng lượng Mặt trời nào trong lịch sử", Hal Levison, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Tây Nam (SwRI), phát biểu trong buổi họp báo hôm 28/9.

Mục tiêu chính của Lucy là các tiểu hành tinh Trojan - nhóm thiên thể di chuyển quanh Mặt trời theo quỹ đạo sao Mộc. Chúng chia thành hai cụm lớn, một cụm ở phía trước sao Mộc, một cụm ở phía sau.

Hành trình của Lucy sẽ rất dài và quanh co. Con tàu dự kiến thực hiện hai chuyến bay quanh Trái đất để tăng tốc trước khi tiến về phía sao Mộc. Đến tháng 4/2025, Lucy sẽ thực hiện chuyến bay qua sát tiểu hành tinh đầu tiên trong vành đai tiểu hành tinh chính của Hệ Mặt trời mang tên (52246) Donaldjohanson. Tiếp theo, con tàu sẽ tới cụm Trojan phía trước sao Mộc, bay qua sát 4 tiểu hành tinh từ tháng 8/2027 đến tháng 11/2028. Sau đó, nó sẽ đến cụm phía sau để tìm hiểu ba tiểu hành tinh vào tháng 3/2033.

"Lucy sẽ đến cách bề mặt các thiên thể khoảng 1.000km và không giảm tốc trong những chuyến bay qua sát chúng. Nó vẫn di chuyển với vận tốc 5 - 8km mỗi giây tương đối so với các tiểu hành tinh Trojan", Keith Noll, nhà khoa học thuộc dự án Lucy tại Trung tâm Bay Vũ trụ Goddard (NASA), cho biết.

"Các chuyến tiếp cận diễn ra rất nhanh, những dữ liệu tốt nhất được thu thập chỉ vài tiếng xung quanh thời điểm tiếp cận gần nhất", Noll bổ sung. Dữ liệu sẽ do các quang phổ kế và camera khác nhau của Lucy thu thập, giúp nhóm nghiên cứu hiểu thêm về thành phần, cấu trúc và hoạt động của tiểu hành tinh.

Tổng mức cam kết tài trợ của NASA cho Lucy là 981,1 triệu USD, theo Lori Glaze, trưởng Bộ phận Khoa học Hành tinh của NASA. Số tiền này sẽ giúp Lucy từ khi bắt đầu đến lúc hoàn thành nhiệm vụ chính vào năm 2033.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trái đất bị đập vỡ liên tục bởi 1 hành tinh và 1 Mặt trăng khác

Trái đất bị đập vỡ liên tục bởi 1 hành tinh và 1 Mặt trăng khác

Nghiên cứu quốc tế mới đã tiết lộ quá khứ kinh hoàng của Trái đất và cũng là nguyên nhân khiến mặt trăng được hình thành.

Đăng ngày: 29/09/2021
Trung Quốc phóng vệ tinh quan sát Mặt trời đầu tiên tháng sau

Trung Quốc phóng vệ tinh quan sát Mặt trời đầu tiên tháng sau

Vệ tinh CHASE nặng 550kg sẽ hoạt động trong ít nhất ba năm ở quỹ đạo cao 520km so với bề mặt Trái đất.

Đăng ngày: 29/09/2021
Blue Origin sắp phóng tàu vũ trụ chở người thứ hai

Blue Origin sắp phóng tàu vũ trụ chở người thứ hai

Tàu vũ trụ New Shepard sẽ cất cánh tại bãi phóng ở Texas, Mỹ, đưa 4 hành khách lên độ cao 100 km vào giữa tháng sau.

Đăng ngày: 29/09/2021
Quả cầu lửa bay với tốc độ 51.500km/h vụt qua bầu trời Mỹ

Quả cầu lửa bay với tốc độ 51.500km/h vụt qua bầu trời Mỹ

Cầu lửa sáng rực lao vọt qua bầu trời bang Bắc Carolina vào tối ngày 24/9 trước khi vỡ thành nhiều mảnh, theo ghi nhận của Hiệp hội thiên thạch Mỹ (AMS).

Đăng ngày: 28/09/2021
Vệ tinh của Việt Nam sẵn sàng phóng vào đầu tháng 10

Vệ tinh của Việt Nam sẵn sàng phóng vào đầu tháng 10

Vệ tinh NanoDragon do Việt Nam chế tạo là một trong số 38 nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng công nghệ vũ trụ vào đời sống, giai đoạn 2016-2020.

Đăng ngày: 28/09/2021
Thí nghiệm cho phụ nữ nằm trên giường nước 5 ngày của ESA

Thí nghiệm cho phụ nữ nằm trên giường nước 5 ngày của ESA

Cơ quan Vũ trụ châu Âu tiến hành thí nghiệm đặc biệt với tình nguyện viên nữ để nghiên cứu tác động của du hành vũ trụ đến cơ thể.

Đăng ngày: 28/09/2021
Cứ lên Trạm Vũ trụ Quốc tế là sẽ chụp được ảnh Trái đất đẹp lung linh? Thực tế không dễ như bạn nghĩ đâu

Cứ lên Trạm Vũ trụ Quốc tế là sẽ chụp được ảnh Trái đất đẹp lung linh? Thực tế không dễ như bạn nghĩ đâu

Trên thực tế, để chụp được hình Trái đất ấn tượng từ ISS là cả một quá trình khó khăn.

Đăng ngày: 27/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News