NASA tái chế thành công nước tiểu và mồ hôi của phi hành đoàn trạm vũ trụ ISS

Theo Space, trong ngày 26/6, phi hành đoàn trên trạm vũ trụ ISS vừa đạt được tỷ lệ thu hồi nước 98%, đây là một cột mốc vô cùng đáng ghi nhận trong nỗ lực tái chế nước trong vũ trụ. Đáng chú ý, các phi hành gia làm được điều này nhờ tái chế nước tiểu và mồ hôi của họ.


Một thiết bị lọc nước, dùng để tái chế nước tiểu trong không gian. (Ảnh: NASA).

Báo cáo của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, mỗi phi hành gia của ISS tiêu thụ từ 2,5-3 lít nước/ngày. Lượng nước này được sử dụng để uống trực tiếp, làm ẩm thức ăn và vệ sinh cá nhân. Tỷ lệ tái chế nước được nâng cao sẽ giúp phi hành đoàn có thể ở lại trạm vũ trụ lâu hơn, phục vụ tốt công tác nghiên cứu dài ngày.

"Đây là bước đột phá quan trọng trong quá trình phát triển hệ thống hỗ trợ sự sống. Việc bạn lên trạm vũ trụ với 100 lít nước và chỉ tiêu tốn 2 lít trong số đó, trong khi 98% còn lại được tái chế liên tục là một thành tựu đáng nể", ông Christopher Brown - đại diện ban điều hành hệ thống hỗ trợ sống trên ISS nói.

Để đạt được tỷ lệ tái chế nước kể trên, các nhà khoa học đã sử dụng "Hệ thống Điều tiết Môi trường và Hỗ trợ Sự sống" (ECLSS). Thiết bị này được cấu thành từ một hệ thống thu hồi nước thải, một máy lọc ẩm và một bộ lọc tiên tiến. ECLSS có thể tái chế được 98% nước trong môi trường vi trọng lực, đồng thời bổ sung iot vào trong thành phẩm để ngăn vi sinh vật phát triển.

"Đừng lo về việc phi hành đoàn phải uống nước tiểu. Trải qua quá trình thu giữ và lọc kỹ càng, chúng còn tinh khiết hơn nhiều loại nước được sử dụng ở Trái Đất", ông Jill Williamson - trưởng ban điều hành ECLSS nói.

Cũng theo ông Williamson, tỷ lệ nước tái chế tăng lên đồng nghĩa với việc lượng oxy và nước dự trữ đem theo mỗi nhiệm vụ không gian sẽ giảm đi. Điều này cho phép phi hành đoàn mang theo nhiều thiết bị khoa học hơn, giúp tập trung tối đa vào nhiệm vụ nghiên cứu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Đăng ngày: 11/05/2025
30 năm trước NASA vô tình chụp được hành tinh khác đang

30 năm trước NASA vô tình chụp được hành tinh khác đang "sống"?

Các nhà khoa học Mỹ đã lật lại bộ dữ liệu từ tàu Magellan của NASA, chụp hơn 30 năm trước và chỉ ra bằng chứng ngạc nhiên cho thấy một hành tinh khác của hệ Mặt Trời vẫn đang hoạt động địa chất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Sự thật chết chóc về cách Trái đất có thể đã ra đời

Sự thật chết chóc về cách Trái đất có thể đã ra đời

Một Trái đất rộng rãi gấp đôi là điều không thể, bởi các nhà thiên văn vừa tìm thấy một sa mạc hành tinh tử thần.

Đăng ngày: 10/05/2025
Lần đầu tiên phát hiện neutrino

Lần đầu tiên phát hiện neutrino "ma quái" bên trong máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới

Lần đầu tiên, các nhà vật lý đã tạo ra và phát hiện ra các "hạt ma" năng lượng cao bên trong máy nghiền nguyên tử lớn nhất thế giới.

Đăng ngày: 09/05/2025
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"

Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News