NASA thử nghiệm công nghệ buồm Mặt trời

Hệ thống buồm mặt trời composite (ACS3) của NASA sẽ triển khai cánh buồm lớn ngang một căn hộ từ vệ tinh siêu nhỏ lên quỹ đạo Trái đất giữa năm 2022.

Công nghệ cánh buồm đã được sử dụng trong vũ trụ trước đây, lần gần nhất là nhiệm vụ LightSail 2 của Hiệp hội Hành tinh đã trải qua hai năm trên quỹ đạo. Tương tự thuyền buồm hoạt động nhờ gió thổi qua cánh buồm, cánh buồm mặt trời sử dụng áp lực của ánh sáng Mặt Trời để tạo lực đẩy, loại bỏ nhu cầu dùng nhiên liệu tên lửa truyền thống, theo thông báo hôm 23/6 của NASA. Dữ liệu mà nhiệm vụ mới thu thập sẽ giúp cung cấp thông tin cho thiết kế của các hệ thống quy mô lớn hơn trong tương lai, phục vụ tìm kiếm tiểu hành tinh, theo dõi hoạt động của Mặt Trời hoặc cung cấp năng lượng cho hệ thống liên lạc phi hành gia trong không gian sâu.

NASA thử nghiệm công nghệ buồm Mặt trời
Mô phỏng cánh buồm mở rộng trên quỹ đạo Trái đất. (Ảnh: NASA).

ACS3 đã được phát triển từ năm 2018. Năm 2020, NASA chọn công ty NanoAvionics để chế tạo xe buýt vệ tinh. NanoAvionics là công ty con từ một tập đoàn ở Đại học Vilnius University, đơn vị chế tạo vệ tinh LituanicaSAT-1 gửi thông điệp Lithuania đầu tiên vào không gian năm 2014.

Nhiệm vụ mới sẽ triển khai cánh buồm mặt trời có trụ làm bằng vật liệu tổng hợp (composite), cho thấy vật liệu siêu nhẹ và độ bền cao có thể giảm bớt khối lượng và chi phí phóng trong các nhiệm vụ tương lai. Cánh buồm căng hết cỡ sẽ được hỗ trợ bởi 4 trụ và trải rộng 9 m mỗi mặt. Trong khi cánh buồm mặt trời ACS3 tương đối nhỏ, NASA cho biết công nghệ buồm mặt trời composite có thể đạt kích thước bằng một sân bóng rổ (500m2). Vì lý do này, công nghệ trụ composite chính là trọng tâm của nhiệm vụ.

Trụ composite là ý tưởng xuất phát từ một dự án ở Trung tâm Nghiên cứu Langley của NASA, nhằm tìm hiểu cách triển khai những hệ thống lớn, bao gồm cánh buồm mặt trời, trên vệ tinh nhỏ. Theo NASA, trụ buồm làm từ một vật liệu polymer gia cố bằng sợi carbon, khiến trụ buồm nhẹ hơn 75% so với trụ kim loại tiêu chuẩn và ít bị ảnh hưởng bởi hiện tượng cong vênh do nhiệt hơn. Đây sẽ là nhiệm vụ đầu tiên mà trụ composite, cánh buồm và hệ thống triển khai cùng được sử dụng trên quỹ đạo.

Vật liệu tổng hợp này có thể cuộn trên phương tiện nhỏ, nhưng vẫn chắc chắn và siêu nhẹ khi mở ra, NASA cho biết. Hệ thống căng buồm sẽ bao gồm thiết bị dựng trụ buồm tiên tiến, giúp giảm tối đa nguy cơ mắc kẹt.

Dù công nghệ buồm mặt trời đang ở giai đoạn sơ khai, lợi ích tiềm năng bao gồm kéo dài thời gian nhiệm vụ, do cả hệ thống đẩy bằng hóa chất và điện đều hạn chế về lượng nhiên liệu sẵn có. Các nhà quản lý nhiệm vụ cũng sẽ xem xét chức năng đẩy trên buồm hoạt động tốt tới mức nào khi thay đổi quỹ đạo của tàu vũ trụ, chuẩn bị cho những nhiệm vụ tiến xa hơn từ Trái đất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự sống trên sao Kim nếu có thì sẽ như thế nào?

Sự sống trên sao Kim nếu có thì sẽ như thế nào?

Các nhà khoa học khẳng định nếu sự sống tồn tại trên sao Kim, nó sẽ không giống bất kỳ sinh vật nào từng gặp trên Trái đất.

Đăng ngày: 01/07/2021
Lần đầu tiên phát hiện ra hiện tượng dữ dội: Hố đen nuốt chửng sao neutron

Lần đầu tiên phát hiện ra hiện tượng dữ dội: Hố đen nuốt chửng sao neutron

Cách đây gần 1 tỷ năm, 2 vật thể dữ dội nhất trong vũ trụ đã chạm trán với nhau trong một vòng xoáy tử thần và một trong hai đã không thể sống sót.

Đăng ngày: 01/07/2021
Khám phá thực đơn 120 món của phi hành gia Trung Quốc trên trạm vũ trụ

Khám phá thực đơn 120 món của phi hành gia Trung Quốc trên trạm vũ trụ

Trong thời gian ở trên trạm vũ trụ, các phi hành gia Trung Quốc vẫn được thưởng thức các món ăn truyền thống quê nhà.

Đăng ngày: 01/07/2021
Internet vệ tinh phủ sóng toàn cầu từ tháng 8

Internet vệ tinh phủ sóng toàn cầu từ tháng 8

Mạng Internet vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk sẽ vận hành trên phạm vi toàn cầu kể từ tháng 8 tới. Trong tương lai, giá thiết bị thu sóng được giảm một nửa.

Đăng ngày: 01/07/2021
Chỉ với 3 tỷ đồng, bạn có thể làm một chuyến du lịch không gian bằng khinh khí cầu siêu sang

Chỉ với 3 tỷ đồng, bạn có thể làm một chuyến du lịch không gian bằng khinh khí cầu siêu sang

Chuyến đi với khí cầu này hứa hẹn sẽ mang đến trải nghiệm " vượt ngoài thế giới".

Đăng ngày: 29/06/2021
Cú tấn công tàn khốc của sao chổi 13.000 năm trước làm thay đổi nền văn minh nhân loại?

Cú tấn công tàn khốc của sao chổi 13.000 năm trước làm thay đổi nền văn minh nhân loại?

Một tác động của sao chổi tàn khốc trong quá khứ xa xôi của Trái đất có thể đã thay đổi vĩnh viễn nền văn minh nhân loại?

Đăng ngày: 29/06/2021
Những sự thật thú vị về sao Hải Vương - Hành tinh lạnh nhất trong Hệ Mặt trời

Những sự thật thú vị về sao Hải Vương - Hành tinh lạnh nhất trong Hệ Mặt trời

Là hành tinh lạnh nhất Hệ Mặt Trời, có một cơn bão vĩnh cửu với kích thước bằng Trái Đất và là hành tinh khí nhỏ nhất chỉ là một vài trong số những sự thật thú vị về sao Hải Vương.

Đăng ngày: 28/06/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News