Nên uống nước cam hay sữa vào buổi sáng?

Nước cam cung cấp vitamin C nhưng dễ bào mòn răng, còn sữa tươi dồi dào canxi song dễ nhiễm chất độc từ động vật.

Cùng là những thức uống phổ biến vào bữa sáng, nước cam và sữa có những ưu, nhược điểm riêng. Vậy món đồ nào mới là lựa chọn tối ưu để bạn bắt đầu ngày mới?

Theo Men's Health, nước cam cung cấp cho cơ thể lượng vitamin C dồi dào, bảo vệ bạn khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, môi trường và các chất ô nhiễm như chì. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước cam lại gây hại cho men răng. Một nghiên cứu do giáo sư Yanfeng Ren từ Đại học Rochester Eastman (Mỹ) chỉ ra nước cam khiến độ cứng của men răng giảm 84% sau năm ngày uống liên tục do độ pH quá thấp.

Ngoài ra, nước cam không phải sản phẩm thân thiện với môi trường do đòi hỏi nhiều phân bón, thuốc trừ sâu và năng lượng xử lý. Ước tính lượng khí carbon dioxide thải ra từ quy trình sản xuất nước cam hàng năm tương đương phát thải từ 1.700 ôtô.


Các chuyên gia khuyến khích bạn chọn sữa thay vì nước cam vào bữa sáng. (Ảnh: MH).

Trong khi đó, sữa là nguồn protein và canxi quan trọng. Không chỉ bổ dưỡng, chúng còn giúp điều hòa hormone kiểm soát cân nặng và hạn chế tình trạng ăn quá nhiều.

Nhược điểm của sữa là dễ nhiễm kháng sinh, hormone tăng trưởng hoặc các chất độc hại từ động vật. Kiểm tra năm 2005 của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy 92% sữa bò có dấu vết thuốc trừ sâu. Hơn nữa, chăn nuôi gia súc phụ thuộc vào nguồn nước. Cùng với hiện tượng trái đất nóng lên, nước sẽ càng ngày càng khan hiếm.

Giữa sữa và nước cam, các chuyên gia khuyến khích bạn chọn sữa. Giáo sư Yanfeng Ren lý giải sữa tốt cho răng và nếu chọn sữa hữu cơ, bạn sẽ không cần lo lắng về nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu, kháng sinh hay hormone tăng trưởng. Đặc biệt, so với nước cam, sữa hữu cơ chứa lượng dưỡng chất vượt trội bao gồm beta-carotene chống oxy hóa; các axit béo omega 3; vitamin E hỗ trợ hệ miễn dịch, ngừa ung thư và bệnh tim mạch; lutein cùng zeaxanthin tốt cho mắt.

Trong trường hợp không thích sữa, bạn vẫn có thể uống nước cam nhưng lưu ý nhấp từng ngụm để răng không bị bào mòn hoặc ăn nguyên quả thay vì vắt nước. Bên cạnh đó, không nên đánh răng ngay sau khi uống nước cam mà chờ ít nhất 30 phút.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News