Nga có thể phóng tàu chở oxy lên trạm ISS

Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos sẽ bổ sung oxy cho Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) nếu tình hình rò rỉ trở nên trầm trọng hơn.

Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đang thất thoát oxy nhưng tình hình vẫn trong tầm kiểm soát, Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos thông báo hôm 19/12. Cơ quan này cũng đã sẵn sàng cung cấp oxy bổ sung cho trạm nếu vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.

Nga có thể phóng tàu chở oxy lên trạm ISS
Trạm ISS đã hoạt động trên quỹ đạo 20 năm. (Ảnh: Paolo Nespoli/AP Photo).

Sự cố ảnh hưởng đến các khoang tàu của Nga trên trạm ISS, nhiều khả năng nguồn rò rỉ nằm ở lối vào module Zvezda. Tuy nhiên, các chuyên gia chưa tìm ra vị trí chính xác.

"Sự rò rỉ đã diễn ra một thời gian. Tốc độ rò rỉ rất chậm và chưa có vấn đề gì cả. Một trong những điểm rò rỉ đã được phát hiện và khắc phục một phần, nhưng vấn đề vẫn chưa giải quyết xong", Sergei Krikalev, giám đốc chương trình tại Roscosmos, cho biết. Áp lực tìm kiếm nguồn rò rỉ đang tăng lên khi trữ lượng oxy và áp suất không khí tiếp tục giảm.

Tháng 10, các phi hành gia tìm thấy vết hở dài 4,5cm trên trạm ISS nhờ túi trà và tiến hành vá lại. Sau đó, họ nhận ra còn một nguồn rò rỉ khác trong cùng khu vực. Tuy nhiên các phi hành gia không thể tìm thấy nguồn rò rỉ trong chuyến đi bộ ngoài không gian tháng 11. Họ đang cân nhắc biện pháp đóng khoang bị ảnh hưởng lại và sử dụng oxy dự trữ, nhưng điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chung của trạm ISS.

Roscosmos khẳng định phi hành đoàn trên trạm ISS gồm 4 người Mỹ, hai người Nga và một người Nhật không gặp nguy hiểm. Dmitry Rogozin, lãnh đạo Roscosmos, đảm bảo trạm ISS có oxy dự trữ và chuyến tàu chở hàng vào tháng 2 năm sau sẽ mang oxy lên trạm,

"Trước hết, ISS có oxy dự trữ, có thể sử dụng nếu cần bổ sung oxy và nitơ trong trường hợp áp suất không khí giảm. Chúng tôi cũng sẽ phóng một tàu chở hàng lên trạm vào tháng 2, mang theo oxy bổ sung. Nếu cần thiết, chúng tôi có thể trao đổi với NASA và gửi một phần hàng hóa, bao gồm oxy, theo cùng chuyến hàng của Mỹ. Không có gì phải lo lắng. Mọi thứ vẫn ổn và nằm trong tầm kiểm soát", Rogozin nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hơn 100.000 miệng núi lửa Mặt trăng mới được xác định

Hơn 100.000 miệng núi lửa Mặt trăng mới được xác định

Mới đây bằng cách sử dụng kết hợp các quan sát từ tàu vũ trụ Thường Nga của Trung Quốc và trí tuệ nhân tạo, các nhà khoa học đã phát hiện ra 109.956 miệng núi lửa chưa được biết đến.

Đăng ngày: 24/12/2020
Hệ Mặt trời từng có tiểu hành tinh rộng 1.800km

Hệ Mặt trời từng có tiểu hành tinh rộng 1.800km

Phân tích thành phần cấu tạo của mảnh thiên thạch rơi xuống Sudan cho thấy, nó có thể vỡ ra từ tiểu hành tinh cổ có đường kính 640-1.800km.

Đăng ngày: 24/12/2020
Ba tiểu hành tinh nguy hiểm tiềm tàng đang đến gần Trái đất

Ba tiểu hành tinh nguy hiểm tiềm tàng đang đến gần Trái đất

Ba tiểu hành tinh được xếp vào loại " nguy hiểm tiềm tàng" đang đến gần Trái đất, Trung tâm nghiên cứu các vật thể gần Trái đất của NASA cho biết.

Đăng ngày: 24/12/2020
Phát hiện thiên hà kì lạ hình thành

Phát hiện thiên hà kì lạ hình thành "siêu nhanh" trong vũ trụ

Các thiên hà được cho là hình thành rất chậm, phải mất hàng tỷ năm để có được khối lượng khổng lồ.

Đăng ngày: 23/12/2020
Phát hiện 2 hành tinh gấp ngàn lần Trái đất,

Phát hiện 2 hành tinh gấp ngàn lần Trái đất, "sinh ra từ hư không"

Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã tìm ra 2 vật thể tuy giống như hành tinh nhưng đang được sinh ra từ một vùng không gian bất định, không có bất kỳ mặt trời nào.

Đăng ngày: 22/12/2020
Dải Ngân hà có thể chứa đầy những nền văn minh đã biến mất

Dải Ngân hà có thể chứa đầy những nền văn minh đã biến mất

Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết cho rằng hầu hết các nền văn minh ngoài hành tinh từng rải rác trong thiên hà của chúng ta có lẽ đã tự diệt vong.

Đăng ngày: 22/12/2020
Sao chổi mới phát hiện lộ diện trong nhật thực toàn phần

Sao chổi mới phát hiện lộ diện trong nhật thực toàn phần

Các nhà nghiên cứu chụp ảnh một sao chổi mới bay qua rìa ngoài Mặt Trời vào đúng dịp nhật thực toàn phần hôm 14/12/2020.

Đăng ngày: 22/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News