Nga, Mỹ bắt tay chế vũ khí chống thiên thạch
Từng đối đầu nhau trong việc sử dụng đầu đạn hạt nhân, nhưng hiện cả Mỹ và Nga đã quyết định sẽ bắt tay hợp tác để phát triển vũ khí nguyên tử chống lại hiểm họa từ các thiên thạch đe dọa Trái đất.
>>> NASA vẫn tiếp tục săn lùng thiên thạch nguy hiểm
Mới đây, hai cường quốc Nga và Mỹ đã ký thỏa thuận hợp tác hạt nhân và cùng nghiên cứu, phát triển công nghệ để tạo ra "các lá chắn quốc tế", bảo vệ Trái đất trước sự tấn công của các thiên thạch trong tương lai. Theo giới quan sát, văn bản này đã cung cấp khung pháp lý cần thiết để mở rộng sự hợp tác giữa các phòng nghiên cứu hạt nhân của Nga và Mỹ.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện hơn 10.000 thiên thạch đang dịch chuyển trong quỹ đạo có thể đưa chúng tiến sát gần hơn hoặc va chạm với Trái đất. (Ảnh: thecelestialconvergence.blogspot.com)
Ý tưởng cho sự hợp tác song phương như trên đã có từ năm 1995, khi các chuyên gia thiết kế hạt nhân của Liên Xô và Mỹ hội kiến để thảo luận về mối đe dọa tiềm tàng của thiên thạch và cách công nghệ có thể ngăn chặn hiểm họa ấy. Kể từ đó, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện hơn 10.000 thiên thạch đang dịch chuyển trong quỹ đạo có thể đưa chúng tiến sát gần hơn hoặc va chạm với Trái đất.
Khoảng 9% trong số các thiên thạch này được cho là có chiều dài hơn 900 mét, theo trang The Atlantic. Một thiên thạch nguy hiểm nhất, dự đoán cứ 700.000 năm - 100 triệu năm mới tấn công một lần, có thể tàn phá Trái đất, tương tự như cách thiên thạch đã "xóa sổ" loài khủng long trên hành tinh của chúng ta cách đây 65 triệu năm.
Tuy nhiên, cách chuyên gia cảnh báo, ngay cả các thiên thạch có kích thước nhỏ hơn, chỉ khoảng 140 - 966 mét cũng có thể san phẳng nhiều thành phố hoặc gây hủy hoại diện rộng.
Cách đây 2 năm, chuyên gia vật lý kiêm nhà thiết kế vũ khí hạt nhân David Dearborn thuộc phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore ở California, Mỹ đã nhận được tài trợ không giới hạn cho công trình nghiên cứu cách thức sử dụng vũ khí chống thiên thạch. Công trình của ông Dearborn được thực hiện song song với nghiên cứu của phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos, nơi đang chuyên trách việc thiết kế vũ khí hạt nhân của Mỹ.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Những điều ít biết về các phi hành gia
Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...
