Ngắm hình ảnh kỳ bí của đám mây khí "xâm lấn" không gian từ kính viễn vọng không gian Hubble

Theo Space, kính viễn vọng không gian Hubble đã phát hiện ra một đám mây khí phức tạp đang mở rộng ra ngoài không gian.

Ngắm hình ảnh kỳ bí của đám mây khí xâm lấn không gian từ kính viễn vọng không gian Hubble
 Tinh vân hành tinh NGC 6891 phát sáng trong hình ảnh do Kính viễn vọng không gian Hubble ghi lại. (Ảnh: NASA)

Kính Hubble đã ghi lại được hình ảnh đám mây khí NGC 6891 phát sáng rực rỡ trong quá trình kính thiên văn vũ trụ này hỗ trợ các nhà khoa học tìm hiểu thêm về cách những đám mây khí hình thành và phát triển.

Các nhà thiên văn gọi NGC 6891 là “tinh vân hành tinh”. Ngày nay, chúng ta biết rằng, những tinh vân như vậy hình thành sau khi các vụ nổ siêu tân tinh khiến các ngôi sao khổng lồ giải phóng khí.

Những hình ảnh với độ nét cao của Kính Hubble cho thấy các sợi nhỏ quấn quanh sao lùn trắng nằm sâu trong đám mây khí này. Hình ảnh cũng cho thấy các quầng khí bên ngoài đang giãn nở nhanh hơn phần trong cùng của tinh vân. Các quan sát thậm chí còn bắt gặp các vỏ khí được định hướng theo các hướng khác nhau.

“Từ chuyển động của chúng, các nhà thiên văn ước tính một trong những lớp vỏ khoảng 4.800 năm tuổi, trong khi vầng hào quang bên ngoài khoảng 2.800 năm tuổi”, các quan chức của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết.

Sự phát sáng của NGC 6891 xảy ra khi các sao lùn trắng ion hóa hoặc tách các electron ra khỏi khí hydro xung quanh.

“Khi các electron được cung cấp năng lượng chuyển từ trạng thái năng lượng cao sang trạng thái năng lượng thấp bằng cách tái liên kết với hạt hydro, chúng phát ra năng lượng dưới dạng ánh sáng, khiến khí của tinh vân phát sáng”, NASA cho biết.

Kính Hubble đang được khôi phục sau sự cố nhiều lần lỗi đồng bộ hóa vào ngày 23/10. Kính thiên văn này được bảo dưỡng trực tiếp lần cuối vào năm 2009.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật bất ngờ về hình ảnh

Sự thật bất ngờ về hình ảnh "bướm ma" bay xuyên vũ trụ được đài thiên văn chụp lại

Hình ảnh ngoạn mục y hệt một con bướm ma quái làm bằng ánh sáng vừa được công bố bởi một đài thiên văn đặt tại Chile, được đặt tên là Tinh vân hồng ngoại Chamaeleon.

Đăng ngày: 14/12/2021
Làm cách nào để tính toán có bao nhiêu lỗ đen trong vũ trụ?

Làm cách nào để tính toán có bao nhiêu lỗ đen trong vũ trụ?

Ước mơ và tầm nhìn của Stephen Hawking không chỉ là tìm hiểu chức năng tổng thể của các lỗ đen mà còn là thực hiện các quan sát thực tế về các lỗ đen.

Đăng ngày: 13/12/2021
Cuộc đua chinh phục sao Kim giữa Mỹ và Liên Xô

Cuộc đua chinh phục sao Kim giữa Mỹ và Liên Xô

Venera 7 của Liên Xô trở thành tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh thành công trên bề mặt sao Kim năm 1970.

Đăng ngày: 13/12/2021
Hai vật thể

Hai vật thể "ăn thịt" nhau, tiết lộ sự thật về ngôi sao "từ vũ trụ khác"

Các nhà khoa học cuối cùng đã quan sát được 2 vật thể đặc biệt lý giải cho những ngôi sao kỳ dị như bóng ma - một bước tiến hóa đặc biệt trong các hệ sao đôi.

Đăng ngày: 12/12/2021
Trái đất có Mặt trời thứ hai, mang tên

Trái đất có Mặt trời thứ hai, mang tên "nữ thần báo thù" Nemesis

Mặt trời thứ hai Nemesis đã ra đời cùng một lúc với Mặt trời và vẫn luôn ẩn nấp trong vùng tối, gây ra các sự kiện tuyệt chủng mỗi 27 triệu năm.

Đăng ngày: 12/12/2021
Sao chổi ghé thăm Trái đất trước khi mất hút 80.000 năm

Sao chổi ghé thăm Trái đất trước khi mất hút 80.000 năm

Sao chổi Leonard với quỹ đạo 80.000 năm đang bay qua gần Trái Đất, trở thành sao chổi sáng nhất năm và mang lại cơ hội quan sát hiếm có.

Đăng ngày: 11/12/2021
Phát hiện

Phát hiện "thế giới người khổng lồ" cách Trái đất 325 năm ánh sáng

Nếu đặt cạnh Hệ Mặt trời, toàn bộ mọi thứ trong thế giới ngoài hành tinh vừa được tìm thấy sẽ trông như những gã khổng lồ trong thần thoại, thách thức các nguyên lý về sự hình thành hành tinh.

Đăng ngày: 11/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News