Ngập lụt lịch sử ở Brazil làm phát lộ hóa thạch khủng long hơn 200 triệu năm

Các trận mưa xối xả gây ngập lụt lịch sử tại miền Nam Brazil vào tháng 5 làm lộ hóa thạch khủng long còn gần như nguyên vẹn có niên đại khoảng 200 triệu năm.

Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện hóa thạch hồi tháng 5 tại thành phố Sao Joaa do Polesine, cách Porto Alegre khoảng 280km về phía Tây.

Ngập lụt lịch sử ở Brazil làm phát lộ hóa thạch khủng long hơn 200 triệu năm
Một phần hóa thạch khủng long được phát hiện tại Brazil. (Nguồn: AFP).

Những phát hiện ban đầu giúp xác định hóa thạch là tiêu bản của họ khủng long Herrerasauridae. Đây là động vật đi bằng 2 chân, có đuôi dài được tìm thấy trong khu vực ngày nay là Brazil và Argentina.

Hóa thạch này có niên đại thuộc Kỷ Tam Điệp cách đây khoảng 250-300 triệu năm.

Người đứng đầu cuộc nghiên cứu Rodrigo Temp Muller cho biết, đây có thể là hóa thạch hoàn chỉnh thứ hai của khủng long Herrerasauridae tính đến nay.

Nhóm các nhà cổ sinh vật học từ Đại học liên bang Santa Maria mất 4 ngày khai quật để tách lớp đất đá chứa hóa thạch khủng long gần như hoàn chỉnh và đưa về trung tâm nghiên cứu.

Trước đó, hóa thạch hoàn chỉnh nhất của loài này được tìm thấy tại cùng khu vực vào năm 2014. Phát hiện giúp các nhà khoa học xác định một loài mới có vuốt hình móc câu, với tên gọi "gnathovorax cabreirai".

Hóa thạch mới nhất sẽ trải qua một loạt phân tích trước khi các nhà nghiên cứu có thể xác định liệu tiên bản này có phải thành viên cùng loài không. Quá trình này có thể phải mất vài tháng.

Vào tháng 5, mưa lớn khiến hơn 180 người thiệt mạng tại Brazil và làm hư hại nặng nề hạ tầng nước này.

Chính những trận lụt này đã đẩy nhanh quá trình xói mòn đất, giúp các nhà nghiên cứu sớm phát hiện được hóa thạch, song nước mưa cũng phá hủy nhiều mảnh hóa thạch nhỏ.

Các nhà cổ sinh vật học đang tập trung khai quật để tìm kiếm những mảnh hóa thạch còn nguyên vẹn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bộ xương khủng long Stegosaurus được bán với giá kỷ lục 44,6 triệu USD

Bộ xương khủng long Stegosaurus được bán với giá kỷ lục 44,6 triệu USD

Bộ xương khủng long Stegosaurus, được đặt tên là " Apex", đã trở thành hóa thạch đắt giá nhất từng được bán đấu giá, với giá trị lên tới 44,6 triệu USD tại New York (Mỹ).

Đăng ngày: 20/07/2024
Phát hiện gò chôn cất 6.000 năm tuổi cổ nhất ở châu Âu

Phát hiện gò chôn cất 6.000 năm tuổi cổ nhất ở châu Âu

Các nhà khảo cổ học đã khai quật được gò chôn cất thời tiền sử có thể là lớn nhất châu Âu trước khi tiến hành khai quật khu vực bên cạnh một xa lộ ở Cộng hòa Séc.

Đăng ngày: 19/07/2024
Bí ẩn bên trong xác ướp “quái vật Ai Cập” 3.000 tuổi

Bí ẩn bên trong xác ướp “quái vật Ai Cập” 3.000 tuổi

Một trong những xác ướp kinh dị nhất mà nhân loại tìm thấy từ các mộ cổ Ai Cập vừa trải qua cuộc khám nghiệm đặc biệt.

Đăng ngày: 18/07/2024
Bí ẩn về cái chết và ngôi mộ của Thành Cát Tư Hãn

Bí ẩn về cái chết và ngôi mộ của Thành Cát Tư Hãn

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể tìm ra vị trí ngôi mộ của Thành Cát Tư Hãn cũng như nguyên nhân khiến ông qua đời.

Đăng ngày: 18/07/2024
Phát hiện nơi làm muối của người Sa Huỳnh cổ 2.000 năm trước

Phát hiện nơi làm muối của người Sa Huỳnh cổ 2.000 năm trước

Trảng muối 10 hecta nằm trên triền đá ở làng Gò Cỏ có niên đại 2.000 năm, chứng minh kỹ thuật làm muối của người Sa Huỳnh cổ.

Đăng ngày: 18/07/2024
Bất ngờ về “người châu Âu đầu tiên

Bất ngờ về “người châu Âu đầu tiên": Không phải loài chúng ta!

Một di chỉ ở Tây Ban Nha được xác định là nơi đầu tiên ở châu Âu có dấu chân của một loài thuộc tông Người.

Đăng ngày: 17/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News