Nghiên cứu cho thấy: Người Ấn Độ mang DNA của 3 loài người khác nhau

Một cuộc khai phá Nam Á kỳ diệu vào 50.000 năm trước cũng như câu chuyện về hai loài người cổ vừa được tiết lộ.

Một nghiên cứu mới tiết lộ, bộ gene của người Ấn Độ hiện đại được thừa hưởng từ các vị tổ tiên ở miền đất nay là Tajikistan cùng cả hai loài người đã tuyệt chủng Neanderthals và Denisovans.

Để tìm ra điều đó, nhóm tác giả Trường Đại học California ở Berkeley (UCB), Đại học Havard, Đại học Michigan, Đại học Pennsylvania, Đại học Nam California (Mỹ), Viện Khoa học y tế toàn Ấn Độ và Viện Y học phân tử Phần Lan đã phân tích hơn 2.700 bộ gene người Ấn Độ hiện đại.


DNA người Ấn Độ chứa đựng dữ liệu phong phú về lịch sử di cư và tiến hóa của loài người - (Ảnh: LIVE SCIENCE).

Các cá nhân này được lựa chọn từ 17 bang ở nhiều khu vực địa lý khác nhau, thuộc nhiều dân tộc khác nhau để có thể bao quát được sự phong phú về di truyền ở một đất nước có 1,4 tỉ dân.

Họ cũng tham gia một chương trình khảo sát quốc gia lớn mang tên "Nghiên cứu Lão hóa theo chiều dọc Ấn Độ - Đánh giá chứng mất trí nhớ" (LASI-DAD).

Theo PGS Priya Moorjani, nhà khoa học về di truyền, gene, tiến hóa và phát triển ở UCB, hầu hết người Ấn Độ có tổ tiên từ 3 nhóm người: nông dân Iran cổ đại, người chăn nuôi ở thảo nguyên Á - Âu và người săn bắt hái lượm Nam Á.

Ban đầu, cuộc nghiên cứu nhằm tìm hiểu về nhóm tổ tiên đầu tiên, là nhóm duy nhất mà các nghiên cứu trước đó chưa giải mã được nguồn gốc. Kết quả cho thấy trước khi định cư ở Iran, họ đến từ miền đất Tajikistan.

Tuy nhiên, bất ngờ lớn hơn đến từ một phân tích riêng biệt, so sánh các bộ gene người Ấn Độ hiện đại này với hai loài người đã tuyệt chủng Neanderthals và Denisovans.

Họ là hai loài cùng thuộc chi Homo (chi Người) với loài Homo sapiens chúng ta. Đã có giao phối dị chủng xảy ra trong lịch sử tiến hóa, giữa nhiều nhóm của mỗi loài với nhau, mà bằng chứng chính là một ít DNA dị chủng tồn tại trong chúng ta.

Kết quả cho thấy, người Ấn Độ ngày nay thừa hưởng 1%-2% DNA của cả hai loài người cổ này, với mức độ phong phú đáng kinh ngạc. Gần 90% gene của người Neanderthals ngoài châu Phi từng được biết đến đều nằm trong cơ thể những người Ấn Độ hiện đại.

Các mối quan hệ phức tạp cũng tiết lộ về một cuộc di cư lớn từ châu Phi cách đây 50.000 năm, tuy nhiên không rõ DNA của người Homo sapiens đã được hòa trộn như thế nào với DNA Neanderthals và Denisovans trong suốt chặng đường đó, cũng như con đường cụ thể họ đã đi.

Có thể hai loài người cổ này đã từng hiện diện ở Nam Á trước khi Homo sapiens đến và nảy sinh giao phối dị chủng.

Cũng có thể các loài này gặp nhau trên con đường di cư và cả tại "cố hương" châu Phi - có lẽ là nhiều lần - khiến DNA Homo sapiens của người Ấn Độ được hòa trộn với nhiều quần thể Neanderthals và Denisovans khác nhau.

Đó là một phát hiện mới, hứa hẹn là tiền đề cho những phát hiện giúp định hình lại lịch sử nhân loại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chấn động hóa thạch người 86.000 tuổi “thay đổi lịch sử nhân loại” ở Lào

Chấn động hóa thạch người 86.000 tuổi “thay đổi lịch sử nhân loại” ở Lào

Hài cốt hóa thạch từ hai cá thể Homo sapiens ở hang Tam Pà Ling đã thách thức lý thuyết lâu đời về làn sóng di cư đầu tiên của loài chúng ta khỏi châu Phi 50.000-60.000 năm trước.

Đăng ngày: 22/06/2025
Bé gái bất ngờ nhặt được dao cổ 3.700 tuổi khi chơi trong trường học

Bé gái bất ngờ nhặt được dao cổ 3.700 tuổi khi chơi trong trường học

Phát hiện này là một điều kỳ lạ hiếm có, vì chiếc dao được tìm thấy đơn lẻ, không có đồ vật đi kèm và được làm bằng đá không có nguồn gốc từ Na Uy.

Đăng ngày: 21/06/2025
Phát hiện cô gái Ai Cập mang khuôn mặt vàng ròng, cơ thể nguyên vẹn sau 3.000 năm

Phát hiện cô gái Ai Cập mang khuôn mặt vàng ròng, cơ thể nguyên vẹn sau 3.000 năm

Các nhà khoa học Ai Cập đã tìm được một kho báu vô song ngay gần lăng mộ Vua Tut huyền thoại, bao gồm một kim tự tháp thờ nữ hoàng bí ẩn và hơn 300 xác ướp nguyên vẹn, xa hoa.

Đăng ngày: 20/06/2025
Phát hiện mới nhất về loài cây có hoa đầu tiên trên thế giới

Phát hiện mới nhất về loài cây có hoa đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện loài cây có hoa đầu tiên trên Trái đất, Montsechia Vidalii, sống cách đây khoảng 125-130 triệu năm.

Đăng ngày: 20/06/2025
Lục địa mất tích được tìm thấy sau 375 năm

Lục địa mất tích được tìm thấy sau 375 năm

Các nhà khoa học phải mất 375 năm để khám phá ra lục địa thứ tám của thế giới.

Đăng ngày: 20/06/2025
Thành cổ nghìn năm nằm sâu dưới đáy hồ nước sạch nhất Trung Quốc

Thành cổ nghìn năm nằm sâu dưới đáy hồ nước sạch nhất Trung Quốc

Năm 2009, người ta phát hiện ở hồ Thiên Đảo có một số di chỉ văn hóa và mộ cổ, trải dài từ các thời kỳ xa xưa như Đồ đá, Xuân Thu Chiến Quốc...

Đăng ngày: 19/06/2025
Nhật ký cổ đại hé lộ quá trình xây Đại kim tự tháp Giza

Nhật ký cổ đại hé lộ quá trình xây Đại kim tự tháp Giza

Nhật ký từ 4.500 năm trước của một đội trưởng tham gia xây Đại kim tự tháp Giza mô tả chi tiết hoạt động hàng ngày, tiền công và bữa ăn của công nhân dưới trướng.

Đăng ngày: 19/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News