Nghiên cứu sinh tìm thấy răng người có niên đại 1,8 triệu năm tuổi
Chiếc răng được cho có niên đại 1,8 triệu năm. Sau khi phát hiện nó, nghiên cứu sinh đã giao cho nhóm khảo cổ người Georgia.
Chiếc răng 1,8 triệu năm tuổi được tìm thấy ở Georgia cho thấy dấu hiệu của loài người ở bên ngoài châu Phi. (Ảnh: Giorgi Kopaliani).
Theo USA Today, chiếc răng được một nghiên cứu sinh tìm thấy tại điểm khai quật Orozmani, vùng Caucasus nằm giữa biển Đen và biển Caspian. Có niên đại từ 1,77 đến 1,84 triệu năm tuổi, chiếc răng cho thấy dấu hiệu sớm nhất của loài người bên ngoài châu Phi.
"Sau khi vận chuyển nó đến Bảo tàng Quốc gia Gruzia, chúng tôi đã liên hệ với nhà cổ sinh vật học và được xác nhận đó là một chiếc răng người", Giorgi Kopaliani, nhà khảo cổ học thuộc Bảo tàng Quốc gia Gruzia, nói.
Kopaliani và nhóm của ông bắt đầu khai quật Orozmani vào năm 2019. Đến đầu năm 2020, nhóm phải tạm dừng vì đại dịch. Năm ngoái, công việc bắt đầu trở lại. Kopaliani cho biết tại đây, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra các công cụ bằng đá cổ đại và hóa thạch từ các loài động vật đã tuyệt chủng như mèo răng kiếm, sói Etruscan.
Tại điểm khai quật Dmanisi cách đó 15 dặm, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện di vật của loài người, bao gồm cả chiếc hộp sọ khoảng 1,8 triệu năm tuổi. Theo Kopaliani, chiếc răng và hộp sọ là một trong những bằng chứng lâu đời nhất về người nguyên thủy bên ngoài châu Phi.
Trong khi những hài cốt được tìm thấy ở Georgia được cho là lâu đời nhất được tìm thấy bên ngoài châu Phi, các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã tìm thấy những công cụ bằng đá có niên đại 2,1 triệu năm tuổi có thể cho thấy sự hiện diện sớm hơn của loài người ở đó.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.
