Nghiên cứu tạo ra vaccine đường mũi ngừa Covid-19

Các nhà nghiên cứu tạo ra loại vaccine mới có khả năng tạo miễn dịch niêm mạc ở mũi, rào cản đầu tiên chống lại virus trước khi chúng di chuyển xuống phổi.

Navin Varadarajan, giáo sư ngành hóa học và kỹ thuật phân tử sinh học ở Đại học Houston, và cộng sự thông báo phát triển một loại vaccine tiểu đơn vị đưa qua đường mũi, cung cấp miễn dịch lâu dài chống lại mầm bệnh lây qua đường hô hấp.


Vaccine đường mũi do nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Houston phát triển có thể ngăn chặn nCoV lây lan. (Ảnh: Đại học Houston)

"Vaccine đường mũi có thể kích thích cả miễn dịch hệ thống và miễn dịch niêm mạc với lợi thế không xâm lấn, phù hợp để tạo miễn dịch cho dân số lớn", Varadarajan cho biết. "Tuy nhiên, việc phát triển vaccine đường mũi gặp nhiều trở ngại do thiếu kháng nguyên hiệu quả và cần tá dược phù hợp để kích thích phản ứng miễn dịch mạnh mà không kèm theo độc tính".

Để giải quyết vấn đề, Varadarajan cộng tác với Xinli Liu, phó giáo sư dược học ở Trường Dược UH, chuyên gia về hạt nano. Nhóm nghiên cứu của Liu tạo ra loại tá dược có tên NanoSTING giúp thúc đẩy phản ứng miễn dịch của cơ thể.

"NanoSTING có kích thước hạt nhỏ, cỡ 100 nanomet, có nhiều đặc điểm khác hẳn tá dược thông thường về tính chất vật lý và hóa học", Liu nói. "Chúng tôi sử dụng NanoSTING làm tá dược cho vaccine đường mũi và giải trình tự ARN của từng tế bào để xác nhận mô bạch huyết liên quan tới mũi là vị trí tác động. Kết quả của chúng tôi cho thấy công thức vaccine tiềm năng này an toàn, tạo phản ứng miễn dịch nhanh trong vòng 7 ngày và tạo miễn dịch toàn diện chống lại nCoV", Varadarajan chia sẻ.

Vaccine đường mũi cũng cho phép phân bố vaccine đồng đều hơn trên khắp thế giới. Hàng tỷ người dân ở một số nước như Ấn Độ, Nam Phi và Brazil hiện chưa được tiêm chủng. Những đợt bùng phát dịch lớn và lây lan virus tại các quốc gia đó góp phần thúc đẩy virus tiến hóa, làm giảm hiệu quả của mọi loại vaccine. Với yêu cầu phân bố đồng đều đòi hỏi vaccine phải ổn định và có thể vận chuyển dễ dàng. Theo kết quả nghiên cứu, mọi thành phần của vaccine gồm protein và tá dược đều ổn định trong hơn 11 tháng, có thể lưu trữ và vận chuyển mà không cần tủ đông.

Varadarajan là nhà đồng sáng lập AuraVax Therapeutics Inc., công ty công nghệ sinh học tiên phong về phát triển vaccine đường mũi và liệu pháp điều trị giúp bệnh nhân đánh bại bệnh tật bao gồm Covid-19. Họ đã bắt tay vào sản xuất vaccine mới và lên kế hoạch xin cấp phép từ Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) trong năm nay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bác sĩ hướng dẫn F0 ở nhà tập thở phục hồi phổi

Bác sĩ hướng dẫn F0 ở nhà tập thở phục hồi phổi

F0 thể nhẹ và trung bình, không triệu chứng hoặc người đã trị khỏi hoàn toàn Covid-19, nên áp dụng bài tập phục hồi chức năng phổi. Bài tập này cũng có ích rèn luyện phổi với người không mắc Covid-19.

Đăng ngày: 11/03/2022
Hội chứng Covid-19 kéo dài

Hội chứng Covid-19 kéo dài "đánh đố" giới khoa học

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lo ngại nhiều người vẫn chịu các triệu chứng Covid-19 kéo dài (Long Covid) trong bối cảnh số ca nhiễm vượt 200 triệu, trong khi chưa lý giải được tại sao.

Đăng ngày: 01/10/2021
Bão cytokine - hiện tượng khiến cơ thể tự hủy hoại trước virus corona

Bão cytokine - hiện tượng khiến cơ thể tự hủy hoại trước virus corona

Hiện tượng đặc biệt này sẽ khiến cơ thể con người tự gục ngã vì chính hệ miễn dịch của mình.

Đăng ngày: 28/09/2021
Cuba: Vắc xin Abdala hiệu quả hơn 92% trong ngăn ngừa tử vong

Cuba: Vắc xin Abdala hiệu quả hơn 92% trong ngăn ngừa tử vong

Theo kết quả được công bố, vắc xin Abdala có hiệu quả bảo vệ trên 92%, đây cũng là loại vắc xin có 3 liều tiêm, mỗi liều cách nhau 14 ngày.

Đăng ngày: 23/09/2021
Top 10 điều bác sĩ khuyên để sống chung với SARS-CoV-2

Top 10 điều bác sĩ khuyên để sống chung với SARS-CoV-2

Virus SARS-CoV-2 tiến hóa, đột biến và sẽ tồn tại lâu dài với loài người.

Đăng ngày: 15/09/2021
Lý do không nên test kháng thể cho người tiêm vaccine Covid-19

Lý do không nên test kháng thể cho người tiêm vaccine Covid-19

Xét nghiệm kháng thể không thể khẳng định một người nào đó mắc Covid-19. Những người đã tiêm chủng cũng có thể cho ra kết quả âm, dương tính giả.

Đăng ngày: 14/09/2021
Vì sao vaccine Covid-19 không có hiệu quả trọn đời?

Vì sao vaccine Covid-19 không có hiệu quả trọn đời?

Không giống như vaccine dành cho một số căn bệnh nguy hiểm khác như sởi, bạch hầu, uốn ván, hiệu quả bảo vệ của vaccine Covid-19 suy giảm chỉ sau một thời gian ngắn.

Đăng ngày: 13/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News